Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
86160

TRUYỀN THỐNG 40 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

Ngày 18/11/2022 16:10:49

Cách đây 65 năm, Hội nghị liên hiệp Quốc tế các công đoàn giáo dục họp tại Vác Xa Va ( Thủ đô của Ba Lan) từ ngày 26/6/1957 với 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Hội nghị đã quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày Quốc tế Hiến chương các Nhà giáo. Thực hiện quyết định đó, ngày 20/11/1958 ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo đầu tiên được tổ chức ở Miền Bắc nước ta và tiếp đó được tổ chức ở Miền Nam; ở vùng giải phóng và vùng bị địch tạm chiếm. Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, nước nhà thống nhất, giáo giới Việt Nam đoàn kết nhất trí, được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, sự cổ vũ của các tầng lớp nhân dân, các bậc phụ huynh học sinh, ngày 20/11 hàng năm đã được tiến hành kỷ niệm trọng thể trên khắp cả nước.

Ngày 20/11 xuất phát từ một nhiệm vụ Quốc tế đã dần dần chuyển thành ngày hội truyền thống của Nhà giáo Việt Nam.

Quyết định số 167, ngày 28/9/1982 của Hội đồng Bộ trưởng ( nay là Chính phủ) lấy ngày 20/11 là Ngày Nhà giáo Việt Nam, dựa trên cơ sở thực tế của những ngày 20/11 đã qua hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng của các Nhà giáo. Việc chính thức lấy ngày  20/11 là ngày hội của các Nhà giáo Việt Nam và việc tổ chức trọng thể, chu đáo thiết thực ngày hội này là thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam và ngày 20/11/1982 Ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tổ chức trọng thể tại Ba Đình - Hà Nội với sự tham gia của Thủ tướng kiêm Chủ tịch ủy ban cải cách Giáo dục Trung ương Phạm Văn Đồng. Từ đó hàng năm các trường học, các địa phương trong cả nước đều nhiệt liệt hưởng ứng. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, hàng năm đã trở thành ngày hội Giáo dục của toàn Đảng, toàn dân, một động lực to lớn thúc đẩy công tác xã hội hóa Giáo dục. Đây là sự thể hiện tình cảm cao quý, sự tôn vinh về truyền thống đạo lý tốt đẹp của nhân dân ta đối với người làm công tác giáo dục.

Từ ngàn đời nay, trong tâm thức của người Việt Nam luôn có sự ngưỡng mộ, tôn kính đối với nghề Thầy, người Thầy, người Thầy cũng đồng nghĩa với người Cha trong sự chăm sóc, nuôi dưỡng con trẻ.

“Hiền tài là nguyên khí Quốc gia”, Với bia khoa thi Nhâm Tuất niên hiệu Bảo Đại 1442 đã viết như vậy, vì thế thời đại nào cũng vậy, các bậc Đế Vương anh minh, Nguyên thủ Quốc gia đều coi việc kén chọn kẻ sĩ, bồi dưỡng người tài, vun đắp nguyên khí Quốc gia là việc làm cần kíp - vị trí của Giáo dục, của người Thầy là vậy. Nhà hiền triết và thi hào vĩ đại của Ấn Độ đã từng viết “ Giáo dục một người đàn ông thì được một con người, giáo dục một người đàn bà thì được một gia đình, giáo dục được một người thầy thì giáo dục được cả một thế hệ”.

Có lẽ cũng vì thế mà loài người đã thừa nhận “ Không có một vĩ nhân, một anh hùng nào trên đời này không qua bàn tay bế ẵm và sự dạy dỗ của bà mẹ; không có một vĩ nhân, một anh hùng nào lại không qua bàn tay dìu dắt và sự dạy dỗ của người thầy giáo”.

Nghề thầy, người thầy trong xã hội Việt Nam từ bao đời nay là biểu tượng cao quý tượng trưng cho trí tuệ, tài năng của xã hội, bởi lẽ nghề thầy khác với các nghề khác, như nghề của phát thanh viên, nghề của nhà diễn thuyết. Phát thanh viên cần đọc cho hay, cho truyền cảm nhưng không cần theo dõi xem từng người nghe ai chưa hiểu thì làm cho hiểu. Nhà diễn thuyết nói trước đám đông cũng không cần theo dõi xem từng người nghe mình tiến bộ ra sao? Còn dạy học là phải làm cho từng học sinh hiểu bài, phải chăm sóc, giáo dục giúp đỡ các em tiến bộ về nhận thức về tình cảm, đạo đức; hành vi - thiên chức của người thầy giáo là phát huy và truyền lại cho thế hệ trẻ những tinh hoa văn hóa  của nhân loại và của dân tộc mình. Vì vậy nghề dạy học đã góp phần hun đúc nên tâm hồn Việt Nam qua các thời đại, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại và tương lai của dân tộc.

Đối tượng lao động của người thầy giáo là nhân cách, tâm hồn và thể chất con người nói chung và thế hệ trẻ nói riêng, tạo dựng ra nhân cách con người và làm cho nhân cách đó ngày càng tốt hơn.

Có một nhà tư tưởng đã nói: Nếu người thợ kim hoàn làm hỏng một đồ vàng bạc thì anh ta có thể đem ra nấu lại, nếu một viên ngọc quý bị hư thì có thể phá bỏ, nhưng một hạt kim cương lớn nhất cũng không thể quý hơn một con người sẽ ra đời. Làm hư một con người là một tội lớn, một lỗi lầm lớn không thể nào chuộc được.

Người thầy dạy người chủ yếu bằng nhân cách của mình, chính vì vậy Platon triết gia cổ Hy Lạp đã có câu nói hài hước: “ Nếu người thợ giày là một người thợ tồi thì quốc gia không qúa lo lắng về điều đó, dân chúng sẽ phải xỏ những đôi giày kém chất lượng. Nhưng nếu thầy giáo là người dốt nát, thì trên đất nước sẽ xuất hiện cả một thế hệ kém cỏi và những con người xấu xa”.

Người thầy giáo Việt Nam ở bất kỳ giai đoạn nào cũng luôn luôn nêu cao tấm gương của sự nghiệp trồng người. Ngày xưa các nhà giáo đã nêu cao tấm gương giầu sang không mềm lòng, không khuất phục, không thỏa hiệp với bọn bất nhân, bất nghĩa, suốt đời sống trong sạch như các nhà giáo: Chu Văn An, Lê Quý Đôn, Nguyễn Bỉnh Khiêm… ngày nay, tuyệt đại các bộ phận thầy cô giáo vẫn giữ được phẩm chất trong sạch, bền bỉ vượt qua mọi thử thách, luôn giữ mình là tấm gương cho học sinh noi theo.

Lịch sử đã sang trang, giáo giới Việt Nam nói chung, Xuân Tín nói riêng đã đón nhận 40 lần Ngày Nhà giáo Việt Nam. Trong 40 năm qua, với một niềm tự hào cũng như thách thức không kém phần cam go, xã hội tôn vinh nhưng đồng thời cũng thử thách chúng ta, trong khoảng thời gian này, giáo dục đã đứng vào đúng vị trí của nó và có tác dụng cao trong sự phát triển chung của đất nước. Hệ thống giáo dục đã có tác dụng nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Đội ngũ giáo viên tiếp tục làm tốt nhiệm vụ trồng người, tô đậm thêm truyền thống vẻ vang của giáo giới nước nhà.

Phía sau những vinh quang của người học trò luôn có bóng dáng của người thầy:

“ Một dòng đời - Một dòng sông

Mấy ai là kẻ đứng trông trên bờ

Muốn qua sông phải có đò

Đường đời muôn bước phải nhờ người đưa

Tháng năm dầu dãi nắng mưa

Con đò trí thức thầy đưa bao người…”

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2022); rất vinh dự và tự hòa, bằng sự nỗ lực phấn đấu của cả thầy và trò, chất lượng giáo dục của các nhà trường được giữ vững và có những bước tiến vững chắc. Trong suốt chặng đường giáo dục của xã nhà các thế hệ thầy giáo đã không quản vượt qua mọi khó khăn thử thách, luôn phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, luôn đồng hành cùng với địa phương xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới và đang thực hiện xây dựng xã nông thôn mới nâng cao trong năm 2022. Cùng với sự đầu tư về cơ sở vật chất của địa phương và sự nỗ lực không ngừng của các thầy, cô giáo và cán bộ nhân viên cả ba nhà trường xã Xuân Tín chúng ta đã có cả 3 trường học đã đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1; trong đó trường Mầm Non đã được công nhận đạt chuẩn năm 2020. Trường THCS đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận lại chuẩn 1 sau 5 năm, Trường Tiểu học đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận trường chuẩn mức độ 2. 

TRUYỀN THỐNG 40 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

Đăng lúc: 18/11/2022 16:10:49 (GMT+7)

Cách đây 65 năm, Hội nghị liên hiệp Quốc tế các công đoàn giáo dục họp tại Vác Xa Va ( Thủ đô của Ba Lan) từ ngày 26/6/1957 với 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Hội nghị đã quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày Quốc tế Hiến chương các Nhà giáo. Thực hiện quyết định đó, ngày 20/11/1958 ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo đầu tiên được tổ chức ở Miền Bắc nước ta và tiếp đó được tổ chức ở Miền Nam; ở vùng giải phóng và vùng bị địch tạm chiếm. Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, nước nhà thống nhất, giáo giới Việt Nam đoàn kết nhất trí, được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, sự cổ vũ của các tầng lớp nhân dân, các bậc phụ huynh học sinh, ngày 20/11 hàng năm đã được tiến hành kỷ niệm trọng thể trên khắp cả nước.

Ngày 20/11 xuất phát từ một nhiệm vụ Quốc tế đã dần dần chuyển thành ngày hội truyền thống của Nhà giáo Việt Nam.

Quyết định số 167, ngày 28/9/1982 của Hội đồng Bộ trưởng ( nay là Chính phủ) lấy ngày 20/11 là Ngày Nhà giáo Việt Nam, dựa trên cơ sở thực tế của những ngày 20/11 đã qua hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng của các Nhà giáo. Việc chính thức lấy ngày  20/11 là ngày hội của các Nhà giáo Việt Nam và việc tổ chức trọng thể, chu đáo thiết thực ngày hội này là thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam và ngày 20/11/1982 Ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tổ chức trọng thể tại Ba Đình - Hà Nội với sự tham gia của Thủ tướng kiêm Chủ tịch ủy ban cải cách Giáo dục Trung ương Phạm Văn Đồng. Từ đó hàng năm các trường học, các địa phương trong cả nước đều nhiệt liệt hưởng ứng. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, hàng năm đã trở thành ngày hội Giáo dục của toàn Đảng, toàn dân, một động lực to lớn thúc đẩy công tác xã hội hóa Giáo dục. Đây là sự thể hiện tình cảm cao quý, sự tôn vinh về truyền thống đạo lý tốt đẹp của nhân dân ta đối với người làm công tác giáo dục.

Từ ngàn đời nay, trong tâm thức của người Việt Nam luôn có sự ngưỡng mộ, tôn kính đối với nghề Thầy, người Thầy, người Thầy cũng đồng nghĩa với người Cha trong sự chăm sóc, nuôi dưỡng con trẻ.

“Hiền tài là nguyên khí Quốc gia”, Với bia khoa thi Nhâm Tuất niên hiệu Bảo Đại 1442 đã viết như vậy, vì thế thời đại nào cũng vậy, các bậc Đế Vương anh minh, Nguyên thủ Quốc gia đều coi việc kén chọn kẻ sĩ, bồi dưỡng người tài, vun đắp nguyên khí Quốc gia là việc làm cần kíp - vị trí của Giáo dục, của người Thầy là vậy. Nhà hiền triết và thi hào vĩ đại của Ấn Độ đã từng viết “ Giáo dục một người đàn ông thì được một con người, giáo dục một người đàn bà thì được một gia đình, giáo dục được một người thầy thì giáo dục được cả một thế hệ”.

Có lẽ cũng vì thế mà loài người đã thừa nhận “ Không có một vĩ nhân, một anh hùng nào trên đời này không qua bàn tay bế ẵm và sự dạy dỗ của bà mẹ; không có một vĩ nhân, một anh hùng nào lại không qua bàn tay dìu dắt và sự dạy dỗ của người thầy giáo”.

Nghề thầy, người thầy trong xã hội Việt Nam từ bao đời nay là biểu tượng cao quý tượng trưng cho trí tuệ, tài năng của xã hội, bởi lẽ nghề thầy khác với các nghề khác, như nghề của phát thanh viên, nghề của nhà diễn thuyết. Phát thanh viên cần đọc cho hay, cho truyền cảm nhưng không cần theo dõi xem từng người nghe ai chưa hiểu thì làm cho hiểu. Nhà diễn thuyết nói trước đám đông cũng không cần theo dõi xem từng người nghe mình tiến bộ ra sao? Còn dạy học là phải làm cho từng học sinh hiểu bài, phải chăm sóc, giáo dục giúp đỡ các em tiến bộ về nhận thức về tình cảm, đạo đức; hành vi - thiên chức của người thầy giáo là phát huy và truyền lại cho thế hệ trẻ những tinh hoa văn hóa  của nhân loại và của dân tộc mình. Vì vậy nghề dạy học đã góp phần hun đúc nên tâm hồn Việt Nam qua các thời đại, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại và tương lai của dân tộc.

Đối tượng lao động của người thầy giáo là nhân cách, tâm hồn và thể chất con người nói chung và thế hệ trẻ nói riêng, tạo dựng ra nhân cách con người và làm cho nhân cách đó ngày càng tốt hơn.

Có một nhà tư tưởng đã nói: Nếu người thợ kim hoàn làm hỏng một đồ vàng bạc thì anh ta có thể đem ra nấu lại, nếu một viên ngọc quý bị hư thì có thể phá bỏ, nhưng một hạt kim cương lớn nhất cũng không thể quý hơn một con người sẽ ra đời. Làm hư một con người là một tội lớn, một lỗi lầm lớn không thể nào chuộc được.

Người thầy dạy người chủ yếu bằng nhân cách của mình, chính vì vậy Platon triết gia cổ Hy Lạp đã có câu nói hài hước: “ Nếu người thợ giày là một người thợ tồi thì quốc gia không qúa lo lắng về điều đó, dân chúng sẽ phải xỏ những đôi giày kém chất lượng. Nhưng nếu thầy giáo là người dốt nát, thì trên đất nước sẽ xuất hiện cả một thế hệ kém cỏi và những con người xấu xa”.

Người thầy giáo Việt Nam ở bất kỳ giai đoạn nào cũng luôn luôn nêu cao tấm gương của sự nghiệp trồng người. Ngày xưa các nhà giáo đã nêu cao tấm gương giầu sang không mềm lòng, không khuất phục, không thỏa hiệp với bọn bất nhân, bất nghĩa, suốt đời sống trong sạch như các nhà giáo: Chu Văn An, Lê Quý Đôn, Nguyễn Bỉnh Khiêm… ngày nay, tuyệt đại các bộ phận thầy cô giáo vẫn giữ được phẩm chất trong sạch, bền bỉ vượt qua mọi thử thách, luôn giữ mình là tấm gương cho học sinh noi theo.

Lịch sử đã sang trang, giáo giới Việt Nam nói chung, Xuân Tín nói riêng đã đón nhận 40 lần Ngày Nhà giáo Việt Nam. Trong 40 năm qua, với một niềm tự hào cũng như thách thức không kém phần cam go, xã hội tôn vinh nhưng đồng thời cũng thử thách chúng ta, trong khoảng thời gian này, giáo dục đã đứng vào đúng vị trí của nó và có tác dụng cao trong sự phát triển chung của đất nước. Hệ thống giáo dục đã có tác dụng nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Đội ngũ giáo viên tiếp tục làm tốt nhiệm vụ trồng người, tô đậm thêm truyền thống vẻ vang của giáo giới nước nhà.

Phía sau những vinh quang của người học trò luôn có bóng dáng của người thầy:

“ Một dòng đời - Một dòng sông

Mấy ai là kẻ đứng trông trên bờ

Muốn qua sông phải có đò

Đường đời muôn bước phải nhờ người đưa

Tháng năm dầu dãi nắng mưa

Con đò trí thức thầy đưa bao người…”

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2022); rất vinh dự và tự hòa, bằng sự nỗ lực phấn đấu của cả thầy và trò, chất lượng giáo dục của các nhà trường được giữ vững và có những bước tiến vững chắc. Trong suốt chặng đường giáo dục của xã nhà các thế hệ thầy giáo đã không quản vượt qua mọi khó khăn thử thách, luôn phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, luôn đồng hành cùng với địa phương xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới và đang thực hiện xây dựng xã nông thôn mới nâng cao trong năm 2022. Cùng với sự đầu tư về cơ sở vật chất của địa phương và sự nỗ lực không ngừng của các thầy, cô giáo và cán bộ nhân viên cả ba nhà trường xã Xuân Tín chúng ta đã có cả 3 trường học đã đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1; trong đó trường Mầm Non đã được công nhận đạt chuẩn năm 2020. Trường THCS đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận lại chuẩn 1 sau 5 năm, Trường Tiểu học đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận trường chuẩn mức độ 2. 
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Thủ tục hành chính

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Xã Xuân tín, Xóm 21, Xã Xuân Tín, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 0384132618
Email: haphuyen2010@gmail.com