Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
86160

Kế hoạch tiêm phòng đợt 2 năm 2024

Ngày 30/08/2024 09:33:53

 

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THỌ XUÂN

CỘNG HÒA HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 187    /KH-UBND

Thọ Xuân, ngày 24 tháng 8  năm 2024

 

KẾ HOẠCH

 
 

Tiêm phòng vacxin cho đàn gia súc, gia cầm phòng dại đợt 2 năm 2024.

 

Thực hiện Kế hoạch số 241/KH-UBND ngày 24/11/2023 của Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân về việc Phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, động vật thủy sản tiêm phòng vắcxin gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Thọ Xuân năm 2024.

Để chủ động tạo miễn dịch, ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh phát sinh, lây lan, đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và phòng dại cho đàn chó, mèo trên địa bàn huyện. UBND huyện Thọ Xuân ban hành Kế hoạch tiêm phòng vacxin cho đàn gia súc, gia cầm và phòng dại đợt 2 năm 2024 với các nội dung sau:

I.  MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

-   Tiêm vacxin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm nhằm tạo miễn dịch chủ động bảo vệ đàn gia súc, gia cầm đối với dịch bệnh.

-   Tiêm phòng bắt buộc 100% gia súc, gia cầm trong diện tiêm phòng; đảm bảo công tác tiêm phòng nhanh, gọn, đúng quy trình kỹ thuật.

-    Tiến hành tiêm phòng khi đã chuẩn bị đầy đủ các loại vacxin, vật tư, dụng cụ. Lực lượng tham gia tiêm phòng phải được tập huấn kỹ thuật đầy đủ, đáp ứng yêu cầu công việc theo quy định.

-   Thực hiện tốt công tác theo dõi, giám sát sau khi tiêm phòng; lập sổ sách để ghi chép đầy đủ, chính xác kết quả tiêm phòng. Có biện pháp xử lý kịp thời các trường hợp phản ứng sau khi tiêm.

-  Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người trong quá trình thực hiện tiêm phòng.

II.   NỘI DUNG KẾ HOẠCH TIÊM PHÒNG

1.  Đối tượng tiêm phòng các bệnh bắt buộc tiêm phòng:

1.1. Đối với đàn trâu, bò, bê:

-   Tiêm vắc xin phòng bệnh Lở mồm long móng trên địa bàn toàn huyện.

-   Tiêm vắc xin Tụ huyết trùng trâu, trên địa bàn toàn huyện.

-   Tiêm vắc xin Viêm da nổi cục trâu, trên địa bàn toàn huyện.

1.2. Đối với đàn lợn:

-    Tiêm vắc xin phòng bệnh Dịch tả lợn, Tụ huyết trùng lợn trên địa bàn toàn huyện.

-   Tiêm vắc xin Lở mồm long móng cho đàn lợn nái, đực giống, các loại lợn trại giống, trang trại. Khi dịch thực hiện tiêm phòng toàn bộ gia súc


mẫn cảm với bệnh trong vùng dịch vùng bị uy hiếp.

-    Tiêm vắc xin phòng bệnh Tai xanh: Thực hiện tiêm vắc xin Tai xanh cho đàn lợn ở vùng nguy cơ cao, ổ dịch cũ, các trang trại, lợn nái, đực giống.

-   Tiêm vắc xin phòng bệnh Lép tô, Phó thương hàn lợn ở những vùng có nguy cơ cao.

-   Đối với vắc xin Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, hướng dẫn của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện và hướng dẫn chi tiết của nhà sản xuất; căn cứ thực tế tình hình dịch bệnh, yêu cầu công tác phòng, chống dịch, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp hướng dẫn công tác tiêm phòng vắc xin DTLCP phù hợp với thực tế chăn nuôi, tình hình dịch bệnh trên địa bàn huyện đảm bảo an toàn và hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch bệnh; tổ chức theo dõi, giám sát, lấy mẫu giám sát đánh giá hiệu quả của công tác tiêm phòng vắc xin.

1.3. Đối với đàn gia cầm:

-    Tiêm vắc xin Newcastle, Dịch tả vịt, Tụ huyết trùng gia cầm cho đàn gia cầm trên địa bàn toàn huyện.

-   Tiêm vắc xin phòng dịch cúm gia cầm (A/H5N1, A/H5N6, A/H5N8...) cho đàn gia cầm ở vùng nguy cơ cao, ổ dịch cũ, các trang trại gia cầm, cơ sở con giống và các trường hợp chỉ đạo đột xuất của Bộ Nông nghiệp và PTNT trong các trường hợp cần thiết.

1.4. Đối với đàn chó, mèo:

Tổ chức tiêm phòng vắc xin Dại cho toàn bộ đàn chó, mèo thuộc diện tiêm phòng.

2.  Thời gian tiêm phòng:

Từ ngày 01/9 đến 15/10 năm 2024 tổ chức tiêm phòng đồng loạt các loại vacxin cho đàn gia súc, gia cầm và phòng dại.

Tùy theo địa hình, điều kiện của từng địa phương để tổ chức tiêm phòng cuốn chiếu hoặc theo từng loại gia súc, gia cầm đảm bảo an toàn, phòng chống dịch bệnh.

- Cùng với đợt tiêm phòng chính, thực hiện tiêm phòng bổ sung cho số gia súc, gia cầm chưa được tiêm phòng trong đợt tiêm phòng chính và số gia súc, gia cầm thuộc diện tiêm mới phát sinh, đến tuổi tiêm phòng.

3. Chuẩn bị vacxin, dụng cụ, hóa chất, phương tiện phục vụ tiêm phòng.

-   Phương tiện dụng cụ, hóa chất, bảo hộ lao động ... phải được chuẩn bị đầy đủ trước khi tổ chức tiêm phòng.

-  Trung tâm DVNN huyện kế hoạch mua vacxin, các loại vật tư, dụng cụ, hóa chất, ... để đáp ứng yêu cầu của công tác tiêm phòng theo quy định. Cung ứng cho các xã, thị trấn theo tiến độ thời gian tiêm phòng, đầy đủ số lượng đảm bảo chất lượng.

4.  Giám sát sau tiêm phòng:

Thực hiện theo hướng dẫn của Trung tâm DVNN huyện về việc phân


công giám sát sau tiêm phòng.

III.   TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.  Các phòng, ngành, đoàn thể cấp huyện

1.1.    Phòng Nông nghiệp PTNT:

Chủ trì tham mưu cho UBND huyện tổ chức triển khai kế hoạch, giao ban, tổng kết, giao chỉ tiêu tiêm phòng, phân công cán bộ chuyên môn chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thực hiện đảm bảo theo đúng kế hoạch.

-   Phối hợp với UBND các xã, thị trấn, các phòng, ngành chức năng liên quan, tổ chức thực hiện tốt kế hoạch và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện với Thường trực UBND huyện và UBND tỉnh.

1.2.          Trung tâm DVNN huyện:

Phân công lực lượng chuyên môn theo dõi giám sát quá trình tiêm phòng, đảm bảo tiêm phòng đạt tỷ lệ cao và đúng quy trình.

-   Cung ứng đầy đủ các loại vacxin, vật tư tiêm phòng cho các xã, thị trấn về chủng loại, đảm bảo số lượng và chất lượng.

-   Xây dựng các biểu mẫu ghi chép, theo dõi gia súc, gia cầm tiêm phòng.

1.3.           Trung tâm Y tế dự phòng: Phối hợp với các phòng, ngành liên quan, chính quyền các cấp chỉ đạo hệ thống y tế cơ sở tích cực tham gia và hướng dẫn nhân dân làm vệ sinh, thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường; kịp thời xử lý các tình huống bất thường xảy ra trong thời gian tiêm phòng, đảm bảo an toàn tuyệt đối tính mạng, sức khỏe cộng đồng.

1.4.            Phòng Tài nguyên và môi trường: Phối hợp với các phòng, ngành liên quan, chính quyền địa phương, hướng dẫn, đôn đốc làm vệ sinh, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường.

1.5.            Phòng Tài chính kế hoạch: Chuẩn bị đầy đủ kinh phí, phục vụ kịp thời các đợt tiêm phòng theo đúng quy định của nhà nước.

1.6.            Phòng Văn hóa thông tin, Trung tâm văn hóa, thông tin, thể thao và du lịch: Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về lợi ích của việc tiêm phòng; mối nguy hại của việc không tiêm phòng, để xảy ra dịch bệnh; trách nhiệm của gia chủ trong việc tiêm phòng cho vật nuôi,... bằng các hình thức phong phú thiết thực, để nhân dân hiểu và tự giác, tích cực tham gia, thực hiện.

-   Các phòng, ngành liên quan cấp huyện và đề nghị các tổ chức Đoàn thể - chính trị xã hội trên địa bàn huyện theo chức năng, nhiệm vụ được giao vận động đoàn viên, hội viên, quần chúng nhân dân tích cực tham gia thực hiện Kế hoạch tiêm phòng đợt 2 năm 2024 đạt kết quả tốt.

2.  UBND các xã, thị trấn:

-   Căn cứ vào kế hoạch của UBND huyện, xây dựng kế hoạch tiêm phòng của địa phương; củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo tiêm phòng; triển khai tiêm phòng theo đúng kế hoạch của UBND huyện, đặc biệt đối với các xã, thị trấn đã xảy ra dịch tả lợn Châu Phi, Cúm gia cầm H5N6, Dịch Viêm da nổi cục ở trâu, bò. Chủ tịch UBND các xã, thị trấn chịu trách nhiệm chính về kết quả tiêm phòng ở địa phương mình trước Chủ tịch UBND huyện.


-   Tổ chức Hội nghị triển khai, giao ban, tổng kết, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên BCĐ trong công tác chỉ đạo, giám sát, đôn đốc công tác tiêm phòng tại các thôn, xóm đảm bảo đạt kế hoạch và đúng quy trình.

-    Thống kê đàn gia súc, gia cầm của địa phương chính xác, lập kế hoạch tiêm phòng hàng ngày và cả đợt, thông báo trước cho người chăn nuôi kế hoạch tiêm phòng để hộ chăn nuôi chủ động nhốt gia súc, gia cầm tham gia bắt giữ gia súc, gia cầm.

-    Huy động đủ lực lượng tham gia công tác tiêm phòng theo đúng quy trình kỹ thuật, ghi chép và báo cáo đầy đủ theo quy định. Tổ chức thực hiện công tác tiêm phòng triệt để cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn.

-  Bố trí kinh phí mua vacxin, vật tư, hóa chất, ... phục vụ công tác tiêm phòng.

-   Xử phạt nghiêm minh chủ gia súc, gia cầm không thực hiện tiêm phòng bắt buộc theo quy định tại Nghị định 90/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ về Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú y.

Giao phòng Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với Trung tâm DVNN huyện và UBND các xã, thị trấn, các phòng, ngành chức năng có liên quan đôn đốc, theo dõi hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện tốt kế hoạch nêu trên và định kỳ báo cáo tình hình thực hiện về UBND huyện và BCĐ tỉnh.

Yêu cầu Chủ tịch UBND các xã, thị trấn nghiêm túc triển khai thực hiện./.

 

Nơi nhận:

-  TT.HU, TT.HĐND huyện (để b/c);

-  Chủ tịch UBND huyện (để b/c);

-  Ban chỉ đạo sản xuất huyện (T/hiện);

-  MTTQ, các đoàn thể cấp huyện (P/hợp);

-  UBND các xã, thị trấn(T/hiện);

-  Lưu VT, NN.

KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

 

 

Nguyễn Hữu Dũng

  

Kế hoạch tiêm phòng đợt 2 năm 2024

Đăng lúc: 30/08/2024 09:33:53 (GMT+7)

 

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THỌ XUÂN

CỘNG HÒA HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 187    /KH-UBND

Thọ Xuân, ngày 24 tháng 8  năm 2024

 

KẾ HOẠCH

 
 

Tiêm phòng vacxin cho đàn gia súc, gia cầm phòng dại đợt 2 năm 2024.

 

Thực hiện Kế hoạch số 241/KH-UBND ngày 24/11/2023 của Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân về việc Phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, động vật thủy sản tiêm phòng vắcxin gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Thọ Xuân năm 2024.

Để chủ động tạo miễn dịch, ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh phát sinh, lây lan, đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và phòng dại cho đàn chó, mèo trên địa bàn huyện. UBND huyện Thọ Xuân ban hành Kế hoạch tiêm phòng vacxin cho đàn gia súc, gia cầm và phòng dại đợt 2 năm 2024 với các nội dung sau:

I.  MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

-   Tiêm vacxin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm nhằm tạo miễn dịch chủ động bảo vệ đàn gia súc, gia cầm đối với dịch bệnh.

-   Tiêm phòng bắt buộc 100% gia súc, gia cầm trong diện tiêm phòng; đảm bảo công tác tiêm phòng nhanh, gọn, đúng quy trình kỹ thuật.

-    Tiến hành tiêm phòng khi đã chuẩn bị đầy đủ các loại vacxin, vật tư, dụng cụ. Lực lượng tham gia tiêm phòng phải được tập huấn kỹ thuật đầy đủ, đáp ứng yêu cầu công việc theo quy định.

-   Thực hiện tốt công tác theo dõi, giám sát sau khi tiêm phòng; lập sổ sách để ghi chép đầy đủ, chính xác kết quả tiêm phòng. Có biện pháp xử lý kịp thời các trường hợp phản ứng sau khi tiêm.

-  Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người trong quá trình thực hiện tiêm phòng.

II.   NỘI DUNG KẾ HOẠCH TIÊM PHÒNG

1.  Đối tượng tiêm phòng các bệnh bắt buộc tiêm phòng:

1.1. Đối với đàn trâu, bò, bê:

-   Tiêm vắc xin phòng bệnh Lở mồm long móng trên địa bàn toàn huyện.

-   Tiêm vắc xin Tụ huyết trùng trâu, trên địa bàn toàn huyện.

-   Tiêm vắc xin Viêm da nổi cục trâu, trên địa bàn toàn huyện.

1.2. Đối với đàn lợn:

-    Tiêm vắc xin phòng bệnh Dịch tả lợn, Tụ huyết trùng lợn trên địa bàn toàn huyện.

-   Tiêm vắc xin Lở mồm long móng cho đàn lợn nái, đực giống, các loại lợn trại giống, trang trại. Khi dịch thực hiện tiêm phòng toàn bộ gia súc


mẫn cảm với bệnh trong vùng dịch vùng bị uy hiếp.

-    Tiêm vắc xin phòng bệnh Tai xanh: Thực hiện tiêm vắc xin Tai xanh cho đàn lợn ở vùng nguy cơ cao, ổ dịch cũ, các trang trại, lợn nái, đực giống.

-   Tiêm vắc xin phòng bệnh Lép tô, Phó thương hàn lợn ở những vùng có nguy cơ cao.

-   Đối với vắc xin Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, hướng dẫn của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện và hướng dẫn chi tiết của nhà sản xuất; căn cứ thực tế tình hình dịch bệnh, yêu cầu công tác phòng, chống dịch, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp hướng dẫn công tác tiêm phòng vắc xin DTLCP phù hợp với thực tế chăn nuôi, tình hình dịch bệnh trên địa bàn huyện đảm bảo an toàn và hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch bệnh; tổ chức theo dõi, giám sát, lấy mẫu giám sát đánh giá hiệu quả của công tác tiêm phòng vắc xin.

1.3. Đối với đàn gia cầm:

-    Tiêm vắc xin Newcastle, Dịch tả vịt, Tụ huyết trùng gia cầm cho đàn gia cầm trên địa bàn toàn huyện.

-   Tiêm vắc xin phòng dịch cúm gia cầm (A/H5N1, A/H5N6, A/H5N8...) cho đàn gia cầm ở vùng nguy cơ cao, ổ dịch cũ, các trang trại gia cầm, cơ sở con giống và các trường hợp chỉ đạo đột xuất của Bộ Nông nghiệp và PTNT trong các trường hợp cần thiết.

1.4. Đối với đàn chó, mèo:

Tổ chức tiêm phòng vắc xin Dại cho toàn bộ đàn chó, mèo thuộc diện tiêm phòng.

2.  Thời gian tiêm phòng:

Từ ngày 01/9 đến 15/10 năm 2024 tổ chức tiêm phòng đồng loạt các loại vacxin cho đàn gia súc, gia cầm và phòng dại.

Tùy theo địa hình, điều kiện của từng địa phương để tổ chức tiêm phòng cuốn chiếu hoặc theo từng loại gia súc, gia cầm đảm bảo an toàn, phòng chống dịch bệnh.

- Cùng với đợt tiêm phòng chính, thực hiện tiêm phòng bổ sung cho số gia súc, gia cầm chưa được tiêm phòng trong đợt tiêm phòng chính và số gia súc, gia cầm thuộc diện tiêm mới phát sinh, đến tuổi tiêm phòng.

3. Chuẩn bị vacxin, dụng cụ, hóa chất, phương tiện phục vụ tiêm phòng.

-   Phương tiện dụng cụ, hóa chất, bảo hộ lao động ... phải được chuẩn bị đầy đủ trước khi tổ chức tiêm phòng.

-  Trung tâm DVNN huyện kế hoạch mua vacxin, các loại vật tư, dụng cụ, hóa chất, ... để đáp ứng yêu cầu của công tác tiêm phòng theo quy định. Cung ứng cho các xã, thị trấn theo tiến độ thời gian tiêm phòng, đầy đủ số lượng đảm bảo chất lượng.

4.  Giám sát sau tiêm phòng:

Thực hiện theo hướng dẫn của Trung tâm DVNN huyện về việc phân


công giám sát sau tiêm phòng.

III.   TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.  Các phòng, ngành, đoàn thể cấp huyện

1.1.    Phòng Nông nghiệp PTNT:

Chủ trì tham mưu cho UBND huyện tổ chức triển khai kế hoạch, giao ban, tổng kết, giao chỉ tiêu tiêm phòng, phân công cán bộ chuyên môn chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thực hiện đảm bảo theo đúng kế hoạch.

-   Phối hợp với UBND các xã, thị trấn, các phòng, ngành chức năng liên quan, tổ chức thực hiện tốt kế hoạch và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện với Thường trực UBND huyện và UBND tỉnh.

1.2.          Trung tâm DVNN huyện:

Phân công lực lượng chuyên môn theo dõi giám sát quá trình tiêm phòng, đảm bảo tiêm phòng đạt tỷ lệ cao và đúng quy trình.

-   Cung ứng đầy đủ các loại vacxin, vật tư tiêm phòng cho các xã, thị trấn về chủng loại, đảm bảo số lượng và chất lượng.

-   Xây dựng các biểu mẫu ghi chép, theo dõi gia súc, gia cầm tiêm phòng.

1.3.           Trung tâm Y tế dự phòng: Phối hợp với các phòng, ngành liên quan, chính quyền các cấp chỉ đạo hệ thống y tế cơ sở tích cực tham gia và hướng dẫn nhân dân làm vệ sinh, thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường; kịp thời xử lý các tình huống bất thường xảy ra trong thời gian tiêm phòng, đảm bảo an toàn tuyệt đối tính mạng, sức khỏe cộng đồng.

1.4.            Phòng Tài nguyên và môi trường: Phối hợp với các phòng, ngành liên quan, chính quyền địa phương, hướng dẫn, đôn đốc làm vệ sinh, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường.

1.5.            Phòng Tài chính kế hoạch: Chuẩn bị đầy đủ kinh phí, phục vụ kịp thời các đợt tiêm phòng theo đúng quy định của nhà nước.

1.6.            Phòng Văn hóa thông tin, Trung tâm văn hóa, thông tin, thể thao và du lịch: Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về lợi ích của việc tiêm phòng; mối nguy hại của việc không tiêm phòng, để xảy ra dịch bệnh; trách nhiệm của gia chủ trong việc tiêm phòng cho vật nuôi,... bằng các hình thức phong phú thiết thực, để nhân dân hiểu và tự giác, tích cực tham gia, thực hiện.

-   Các phòng, ngành liên quan cấp huyện và đề nghị các tổ chức Đoàn thể - chính trị xã hội trên địa bàn huyện theo chức năng, nhiệm vụ được giao vận động đoàn viên, hội viên, quần chúng nhân dân tích cực tham gia thực hiện Kế hoạch tiêm phòng đợt 2 năm 2024 đạt kết quả tốt.

2.  UBND các xã, thị trấn:

-   Căn cứ vào kế hoạch của UBND huyện, xây dựng kế hoạch tiêm phòng của địa phương; củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo tiêm phòng; triển khai tiêm phòng theo đúng kế hoạch của UBND huyện, đặc biệt đối với các xã, thị trấn đã xảy ra dịch tả lợn Châu Phi, Cúm gia cầm H5N6, Dịch Viêm da nổi cục ở trâu, bò. Chủ tịch UBND các xã, thị trấn chịu trách nhiệm chính về kết quả tiêm phòng ở địa phương mình trước Chủ tịch UBND huyện.


-   Tổ chức Hội nghị triển khai, giao ban, tổng kết, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên BCĐ trong công tác chỉ đạo, giám sát, đôn đốc công tác tiêm phòng tại các thôn, xóm đảm bảo đạt kế hoạch và đúng quy trình.

-    Thống kê đàn gia súc, gia cầm của địa phương chính xác, lập kế hoạch tiêm phòng hàng ngày và cả đợt, thông báo trước cho người chăn nuôi kế hoạch tiêm phòng để hộ chăn nuôi chủ động nhốt gia súc, gia cầm tham gia bắt giữ gia súc, gia cầm.

-    Huy động đủ lực lượng tham gia công tác tiêm phòng theo đúng quy trình kỹ thuật, ghi chép và báo cáo đầy đủ theo quy định. Tổ chức thực hiện công tác tiêm phòng triệt để cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn.

-  Bố trí kinh phí mua vacxin, vật tư, hóa chất, ... phục vụ công tác tiêm phòng.

-   Xử phạt nghiêm minh chủ gia súc, gia cầm không thực hiện tiêm phòng bắt buộc theo quy định tại Nghị định 90/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ về Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú y.

Giao phòng Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với Trung tâm DVNN huyện và UBND các xã, thị trấn, các phòng, ngành chức năng có liên quan đôn đốc, theo dõi hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện tốt kế hoạch nêu trên và định kỳ báo cáo tình hình thực hiện về UBND huyện và BCĐ tỉnh.

Yêu cầu Chủ tịch UBND các xã, thị trấn nghiêm túc triển khai thực hiện./.

 

Nơi nhận:

-  TT.HU, TT.HĐND huyện (để b/c);

-  Chủ tịch UBND huyện (để b/c);

-  Ban chỉ đạo sản xuất huyện (T/hiện);

-  MTTQ, các đoàn thể cấp huyện (P/hợp);

-  UBND các xã, thị trấn(T/hiện);

-  Lưu VT, NN.

KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

 

 

Nguyễn Hữu Dũng

  
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Thủ tục hành chính

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Xã Xuân tín, Xóm 21, Xã Xuân Tín, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 0384132618
Email: haphuyen2010@gmail.com