Nâng cao chuỗi giá trị nông sản trong các HTX
Nâng cao chuỗi giá trị nông sản trong các HTX
- Khu vực kinh tế tập thể (KTTT), HTX của tỉnh đã nỗ lực đổi mới hoạt động, tổ chức, phương thức sản xuất, kinh doanh để xây dựng những chuỗi giá trị hiệu quả, bền vững trong sản xuất. Điều này không chỉ tạo nên sự thay đổi tích cực diện mạo, đời sống vật chất, tinh thần của người dân mà còn góp phần nâng cao trình độ sản xuất của các thành viên HTX, đẩy nhanh quá trình ứng dụng công nghệ cao, hình thành tư duy sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm hiệu quả, bền vững.
Thứ 3, 05/11/2024 | 11:48 GMT+7
Chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ rau, củ, quả an toàn của HTX Nông nghiệp sinh thái Happy Farm (Đông Sơn).
Xác định nông, lâm, thủy sản là nhóm mặt hàng có vị trí quan trọng trong cơ cấu hàng hóa của tỉnh. Do đó, các sở, ngành, địa phương và Liên minh HTX tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh hoạt động kết nối nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, HTX tìm kiếm đầu mối tiêu thụ sản phẩm, nhất là các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương. Từ sự hỗ trợ đó, đã có nhiều sản phẩm nông sản lợi thế được các HTX tiêu thụ mới khối lượng lớn, mang lại giá trị kinh tế cao, như: nước mắm (Hoằng Hóa, Quảng Xương, thị xã Nghi Sơn); cam Vân Du (Thạch Thành), bưởi Xuân Thành (Thọ Xuân)... Tuy nhiên, theo sự phân tích của các chuyên gia, khu vực KTTT của tỉnh chưa phát huy được hết tiềm năng, lợi thế bởi hầu hết các HTX được thành lập với quy mô nhỏ, nguồn lực đầu tư còn nhiều hạn chế. Mặt khác, trình độ lao động, khả năng tiếp cận nguồn vốn, tổ chức liên kết sản xuất trong các HTX còn yếu so với sự phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi ngày càng cao của thị trường.
Tại HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Thọ Thanh (Thường Xuân), bên cạnh thu hút ngày càng nhiều xã viên tham gia phát triển vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, HTX còn phát triển được hơn 10.000m2 nhà màng, nhà lưới trồng các loại rau, củ, quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Đồng thời, chú trọng công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm để đẩy mạnh tiêu thụ qua các chuỗi liên kết. Mỗi tháng, HTX đang cung ứng cho thị trường khoảng 20 tấn rau, củ quả an toàn, tạo được việc làm ổn định cho 7 lao động và nâng cao thu nhập cho thành viên. Giám đốc HTX Lê Văn Thượng, cho biết: Sau khi đổi mới hoạt động, bên cạnh các khâu dịch vụ công, HTX đã tập huấn, nâng cao trình độ sản xuất của thành viên HTX để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao. Hiện nay, hàng chục thành viên trong HTX đã có thể chủ động phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP, đồng thời xây dựng và duy trì được chuỗi giá trị trong sản xuất. HTX trở thành địa chỉ cung ứng sản phẩm an toàn theo chuỗi giá trị uy tín của thị trường trong tỉnh và tại một số tỉnh, thành phố khác trên cả nước.
Hiện nay, toàn tỉnh có 1.331 HTX trong đó có 845 HTX nông nghiệp. Các HTX đã hình thành được hơn 1.800 chuỗi liên kết bền vững trong sản xuất nông nghiệp, tiêu biểu như: HTX Dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp Đông Tiến (Đông Sơn) với chuỗi giá trị trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm rau, quả an toàn; HTX Dịch vụ nuôi trồng thủy sản Quảng Chính (Quảng Xương) với chuỗi cung ứng sản phẩm thủy sản VietGAP; HTX Dịch vụ nông nghiệp Phú Lộc (Hậu Lộc) xây dựng được chuỗi cung ứng rau an toàn... Tuy nhiên, vẫn còn nhiều HTX nông nghiệp còn thụ động, phụ thuộc vào nguồn kinh phí hỗ trợ, chậm tái cơ cấu hoạt động sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị. Việc hỗ trợ các HTX tìm kiếm thị trường, tiếp cận các nguồn vốn, giới thiệu đối tác kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm còn lúng túng và chưa hiệu quả.
Ông Lê Hồng Hải, Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh, cho biết: Để nâng cao chất lượng các chuỗi giá trị sản xuất trong các HTX, từ đầu năm 2024 đến nay, Liên minh HTX tỉnh đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức khoảng 40 lớp tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, kỹ năng xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh; đào tạo về kỹ thuật chuyên môn cho thành viên HTX áp dụng quy trình công nghệ cao, sản xuất theo tiêu chuẩn, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường. Tổ chức hỗ trợ, khuyến khích các HTX đẩy mạnh sản xuất theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng sản phẩm sản xuất theo chuỗi, gắn với truy suất nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp liên kết với HTX, hình thành những mô hình liên kết hiệu quả giữa doanh nghiệp - HTX- nông dân gắn với ứng dụng công nghệ cao.
Ngoài ra, Liên minh HTX tỉnh đã và đang hỗ trợ các HTX tiếp cận các nguồn tín dụng, tiếp cận với nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà nước để đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, mở rộng nhiều khâu sản xuất tạo ra giá trị gia tăng cao và xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho các sản phẩm thế mạnh đáp ứng yêu cầu của thị trường tiêu thụ không chỉ trong tỉnh mà còn trong nước, tham gia xuất khẩu.
(Baothanhhoa.vn)
Nâng cao chuỗi giá trị nông sản trong các HTX
Nâng cao chuỗi giá trị nông sản trong các HTX
- Khu vực kinh tế tập thể (KTTT), HTX của tỉnh đã nỗ lực đổi mới hoạt động, tổ chức, phương thức sản xuất, kinh doanh để xây dựng những chuỗi giá trị hiệu quả, bền vững trong sản xuất. Điều này không chỉ tạo nên sự thay đổi tích cực diện mạo, đời sống vật chất, tinh thần của người dân mà còn góp phần nâng cao trình độ sản xuất của các thành viên HTX, đẩy nhanh quá trình ứng dụng công nghệ cao, hình thành tư duy sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm hiệu quả, bền vững.
Thứ 3, 05/11/2024 | 11:48 GMT+7
Chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ rau, củ, quả an toàn của HTX Nông nghiệp sinh thái Happy Farm (Đông Sơn).
Xác định nông, lâm, thủy sản là nhóm mặt hàng có vị trí quan trọng trong cơ cấu hàng hóa của tỉnh. Do đó, các sở, ngành, địa phương và Liên minh HTX tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh hoạt động kết nối nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, HTX tìm kiếm đầu mối tiêu thụ sản phẩm, nhất là các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương. Từ sự hỗ trợ đó, đã có nhiều sản phẩm nông sản lợi thế được các HTX tiêu thụ mới khối lượng lớn, mang lại giá trị kinh tế cao, như: nước mắm (Hoằng Hóa, Quảng Xương, thị xã Nghi Sơn); cam Vân Du (Thạch Thành), bưởi Xuân Thành (Thọ Xuân)... Tuy nhiên, theo sự phân tích của các chuyên gia, khu vực KTTT của tỉnh chưa phát huy được hết tiềm năng, lợi thế bởi hầu hết các HTX được thành lập với quy mô nhỏ, nguồn lực đầu tư còn nhiều hạn chế. Mặt khác, trình độ lao động, khả năng tiếp cận nguồn vốn, tổ chức liên kết sản xuất trong các HTX còn yếu so với sự phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi ngày càng cao của thị trường.
Tại HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Thọ Thanh (Thường Xuân), bên cạnh thu hút ngày càng nhiều xã viên tham gia phát triển vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, HTX còn phát triển được hơn 10.000m2 nhà màng, nhà lưới trồng các loại rau, củ, quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Đồng thời, chú trọng công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm để đẩy mạnh tiêu thụ qua các chuỗi liên kết. Mỗi tháng, HTX đang cung ứng cho thị trường khoảng 20 tấn rau, củ quả an toàn, tạo được việc làm ổn định cho 7 lao động và nâng cao thu nhập cho thành viên. Giám đốc HTX Lê Văn Thượng, cho biết: Sau khi đổi mới hoạt động, bên cạnh các khâu dịch vụ công, HTX đã tập huấn, nâng cao trình độ sản xuất của thành viên HTX để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao. Hiện nay, hàng chục thành viên trong HTX đã có thể chủ động phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP, đồng thời xây dựng và duy trì được chuỗi giá trị trong sản xuất. HTX trở thành địa chỉ cung ứng sản phẩm an toàn theo chuỗi giá trị uy tín của thị trường trong tỉnh và tại một số tỉnh, thành phố khác trên cả nước.
Hiện nay, toàn tỉnh có 1.331 HTX trong đó có 845 HTX nông nghiệp. Các HTX đã hình thành được hơn 1.800 chuỗi liên kết bền vững trong sản xuất nông nghiệp, tiêu biểu như: HTX Dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp Đông Tiến (Đông Sơn) với chuỗi giá trị trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm rau, quả an toàn; HTX Dịch vụ nuôi trồng thủy sản Quảng Chính (Quảng Xương) với chuỗi cung ứng sản phẩm thủy sản VietGAP; HTX Dịch vụ nông nghiệp Phú Lộc (Hậu Lộc) xây dựng được chuỗi cung ứng rau an toàn... Tuy nhiên, vẫn còn nhiều HTX nông nghiệp còn thụ động, phụ thuộc vào nguồn kinh phí hỗ trợ, chậm tái cơ cấu hoạt động sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị. Việc hỗ trợ các HTX tìm kiếm thị trường, tiếp cận các nguồn vốn, giới thiệu đối tác kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm còn lúng túng và chưa hiệu quả.
Ông Lê Hồng Hải, Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh, cho biết: Để nâng cao chất lượng các chuỗi giá trị sản xuất trong các HTX, từ đầu năm 2024 đến nay, Liên minh HTX tỉnh đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức khoảng 40 lớp tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, kỹ năng xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh; đào tạo về kỹ thuật chuyên môn cho thành viên HTX áp dụng quy trình công nghệ cao, sản xuất theo tiêu chuẩn, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường. Tổ chức hỗ trợ, khuyến khích các HTX đẩy mạnh sản xuất theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng sản phẩm sản xuất theo chuỗi, gắn với truy suất nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp liên kết với HTX, hình thành những mô hình liên kết hiệu quả giữa doanh nghiệp - HTX- nông dân gắn với ứng dụng công nghệ cao.
Ngoài ra, Liên minh HTX tỉnh đã và đang hỗ trợ các HTX tiếp cận các nguồn tín dụng, tiếp cận với nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà nước để đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, mở rộng nhiều khâu sản xuất tạo ra giá trị gia tăng cao và xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho các sản phẩm thế mạnh đáp ứng yêu cầu của thị trường tiêu thụ không chỉ trong tỉnh mà còn trong nước, tham gia xuất khẩu.
(Baothanhhoa.vn)
Tin khác
Tin nóng
Công khai giải quyết TTHC
SĐT: 0384132618
Email: haphuyen2010@gmail.com