Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
86160

Hướng dẫn xử lý sau tiêm phòng

Ngày 30/08/2024 09:40:54

UBND HUYỆN THỌ XUÂN

TRUNG TÂM

DỊCH VỤ NÔNG NGHIÊP         

Số: 26  /HD - TTDVNN

V/v hướng dẫn quy trình kỹ thuật xử lý phản ứng sau tiêm phòng

vắc xin gia súc, gia cầm.

CỘNG HOÀ HỘI CHỦ NGHĨA VIÊT NAM

 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Thọ Xuân, ngày 29 tháng 08 năm 2024

 

Kính gửi: Chủ tịch UBND các xã, thị trấn.

 

Thực hiện kê hoạch số 187/KH -UBND, ngày 24 tháng 08 năm 2024 của UBND huyện Thọ Xuân về tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm và phòng dại đợt 2 năm 2024.

Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp hướng dẫn xử lý phản ứng sau tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm, cụ thể như sau:

1.  Xử khi phản ứng mức độ nhẹ

Con vật thường mệt mỏi, kém ăn lười vận động trong ngày sau khi tiêm phòng. Những triệu chứng này ở mức độ nhẹ và tự khỏi sau 1-2 ngày. Cần cho con vật chế độ ăn phù hợp và hợp lý sau khi tiêm phòng ngày đầu tiên.

2.  Xử khi áp xe

-   Các nguyên nhân gây áp xe:

+ Do tiêm sai vị trí

+ Do kim tiêm dùng để tiêm vắc xin không vô trùng

+ Do vắc xin lúc tiêm không đủ chất lượng (đang còn lạnh, hỏng do bảo quản không đúng cách,…)

-    Cách nhận biết: Cùng với áp xe là các triệu chứng viêm, con vật mệt mỏi, sốt. Vùng tiêm bị áp xe dùng tay mắt có thể nhận biết được. Dùng tay sờ vùng viêm thấy nổi cục, thời gian đầu mới phát hiện thì cục áp xe sẽ cứng và nóng, con vật cảm thấy đau đớn khi ta sờ vào. Bằng mắt thường thì ta sẽ thấy vùng áp xe sẽ nổi cục và ửng đỏ xung quanh viền. Sau đó dần dần ổ áp xe sẽ mềm dần và vỡ ra có mủ.

-   Cách xử lý:

+ Nếu phát hiện sớm và áp xe nhỏ sử dụng các loại thuốc kháng sinh Amoxicillin, Lincomycin, Spentep... kết hợp với kháng viêm Ketoprofen, Dexamethasone,…trợ sức, trợ lực B.Complex tiêm cho con vật, cung với chăm sóc nuôi dưỡng khoảng 3-5 ngày ổ áp xe tiêu mất hoặc vỡ.

+ Nếu ổ áp xe quá to, nằm sâu ở cơ hoặc phát hiện quá muộn thì cần chọc dịch cho mủ thoát ra ngoài sau khi ổ áp xe đã mềm. Sau khi chọc dịch rửa bằng nước muối sinh lý và dùng sát trùng cồn iodin, oxy già và vệ sinh vết thương hằng ngày kết hợp dùng thuốc kháng sinh và kháng viêm.


+ Sau khi xử lý áp xe xong thì vắc xin tiêm lúc trước không có tác dụng chúng ta cần theo dõi sức khỏe con vật để tiêm phòng vắc xin lại từ đầu.

Lưu ý: Liều dùng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

3.  Sốc phản vệ sau tiêm phòng vắc xin

Sốc phản vệ sau tiêm phòng vắc xin là trường hợp nguy hiểm nhất có thể ảnh hưởng đến tính mạng của con vật. Cần theo dõi con vật ít nhất 30 phút sau khi tiêm phòng vắc xin. Bố trí, phân công cán bộ chuyên môn theo dõi để xử lý ngay khi trâu, bò bị phản ứng, viêm, sốc phản vệ và các tình huống, sự cố có thể xảy ra sau tiêm phòng.

-     Cách nhận biết: Con vật thở gấp gáp, lảo đảo, thân nhiệt hạ, mạch nhanh, co rút các cơ, tụt huyết áp, mắt đờ đẫn, sùi bọt mép, nghiến răng, lông dựng, nôn mửa. Cá biệt trường hợp cấp tính còn có thể suy tuần hoàn, suy hô hấp nặng rất dễ tử vong.

-   Cách xử lý: Đưa con vật vào nơi yên tĩnh, thoáng khí, có bóng râm tránh làm con vật hoảng sợ. Tiêm tĩnh mạch Adrenalin liều tùy loài, thể trọng của con vật và theo hướng dẫn của nhà sản xuất.. Sử dụng các thuốc để trợ sức trợ, lực cho con vật: Cafein, Vitamin, glucose,..

Trên đây là hướng dẫn xử lý phản ứng sau tiêm phòng vắc xin gia súc, gia cầm để các đơn vị tham khảo sử dụng trong quá trình tổ chức tiêm phòng./.

 

Nơi nhận:

-  Như trên (T/hiện);

-  T.trực Huyện ủy (B/cáo);

-  Các thành viên BCĐ phòng chống dịch;

-  Chủ tịch, các PCT UBND huyện (B/cáo);

-  Trung tâm VHTT, TT và DL (đưa tin);

-  Lưu TTDVNN.

KT.GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC

 

 

 

 

Ngqc Bảo

  

Hướng dẫn xử lý sau tiêm phòng

Đăng lúc: 30/08/2024 09:40:54 (GMT+7)

UBND HUYỆN THỌ XUÂN

TRUNG TÂM

DỊCH VỤ NÔNG NGHIÊP         

Số: 26  /HD - TTDVNN

V/v hướng dẫn quy trình kỹ thuật xử lý phản ứng sau tiêm phòng

vắc xin gia súc, gia cầm.

CỘNG HOÀ HỘI CHỦ NGHĨA VIÊT NAM

 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Thọ Xuân, ngày 29 tháng 08 năm 2024

 

Kính gửi: Chủ tịch UBND các xã, thị trấn.

 

Thực hiện kê hoạch số 187/KH -UBND, ngày 24 tháng 08 năm 2024 của UBND huyện Thọ Xuân về tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm và phòng dại đợt 2 năm 2024.

Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp hướng dẫn xử lý phản ứng sau tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm, cụ thể như sau:

1.  Xử khi phản ứng mức độ nhẹ

Con vật thường mệt mỏi, kém ăn lười vận động trong ngày sau khi tiêm phòng. Những triệu chứng này ở mức độ nhẹ và tự khỏi sau 1-2 ngày. Cần cho con vật chế độ ăn phù hợp và hợp lý sau khi tiêm phòng ngày đầu tiên.

2.  Xử khi áp xe

-   Các nguyên nhân gây áp xe:

+ Do tiêm sai vị trí

+ Do kim tiêm dùng để tiêm vắc xin không vô trùng

+ Do vắc xin lúc tiêm không đủ chất lượng (đang còn lạnh, hỏng do bảo quản không đúng cách,…)

-    Cách nhận biết: Cùng với áp xe là các triệu chứng viêm, con vật mệt mỏi, sốt. Vùng tiêm bị áp xe dùng tay mắt có thể nhận biết được. Dùng tay sờ vùng viêm thấy nổi cục, thời gian đầu mới phát hiện thì cục áp xe sẽ cứng và nóng, con vật cảm thấy đau đớn khi ta sờ vào. Bằng mắt thường thì ta sẽ thấy vùng áp xe sẽ nổi cục và ửng đỏ xung quanh viền. Sau đó dần dần ổ áp xe sẽ mềm dần và vỡ ra có mủ.

-   Cách xử lý:

+ Nếu phát hiện sớm và áp xe nhỏ sử dụng các loại thuốc kháng sinh Amoxicillin, Lincomycin, Spentep... kết hợp với kháng viêm Ketoprofen, Dexamethasone,…trợ sức, trợ lực B.Complex tiêm cho con vật, cung với chăm sóc nuôi dưỡng khoảng 3-5 ngày ổ áp xe tiêu mất hoặc vỡ.

+ Nếu ổ áp xe quá to, nằm sâu ở cơ hoặc phát hiện quá muộn thì cần chọc dịch cho mủ thoát ra ngoài sau khi ổ áp xe đã mềm. Sau khi chọc dịch rửa bằng nước muối sinh lý và dùng sát trùng cồn iodin, oxy già và vệ sinh vết thương hằng ngày kết hợp dùng thuốc kháng sinh và kháng viêm.


+ Sau khi xử lý áp xe xong thì vắc xin tiêm lúc trước không có tác dụng chúng ta cần theo dõi sức khỏe con vật để tiêm phòng vắc xin lại từ đầu.

Lưu ý: Liều dùng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

3.  Sốc phản vệ sau tiêm phòng vắc xin

Sốc phản vệ sau tiêm phòng vắc xin là trường hợp nguy hiểm nhất có thể ảnh hưởng đến tính mạng của con vật. Cần theo dõi con vật ít nhất 30 phút sau khi tiêm phòng vắc xin. Bố trí, phân công cán bộ chuyên môn theo dõi để xử lý ngay khi trâu, bò bị phản ứng, viêm, sốc phản vệ và các tình huống, sự cố có thể xảy ra sau tiêm phòng.

-     Cách nhận biết: Con vật thở gấp gáp, lảo đảo, thân nhiệt hạ, mạch nhanh, co rút các cơ, tụt huyết áp, mắt đờ đẫn, sùi bọt mép, nghiến răng, lông dựng, nôn mửa. Cá biệt trường hợp cấp tính còn có thể suy tuần hoàn, suy hô hấp nặng rất dễ tử vong.

-   Cách xử lý: Đưa con vật vào nơi yên tĩnh, thoáng khí, có bóng râm tránh làm con vật hoảng sợ. Tiêm tĩnh mạch Adrenalin liều tùy loài, thể trọng của con vật và theo hướng dẫn của nhà sản xuất.. Sử dụng các thuốc để trợ sức trợ, lực cho con vật: Cafein, Vitamin, glucose,..

Trên đây là hướng dẫn xử lý phản ứng sau tiêm phòng vắc xin gia súc, gia cầm để các đơn vị tham khảo sử dụng trong quá trình tổ chức tiêm phòng./.

 

Nơi nhận:

-  Như trên (T/hiện);

-  T.trực Huyện ủy (B/cáo);

-  Các thành viên BCĐ phòng chống dịch;

-  Chủ tịch, các PCT UBND huyện (B/cáo);

-  Trung tâm VHTT, TT và DL (đưa tin);

-  Lưu TTDVNN.

KT.GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC

 

 

 

 

Ngqc Bảo

  
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai giải quyết TTHC

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Xã Xuân tín, Xóm 21, Xã Xuân Tín, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 0384132618
Email: haphuyen2010@gmail.com