Hướng dẫn tiêm phòng
TRUNG TÂM DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP Số: 27 /HD-TTDVNN V/v hướng dẫn quy trình tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm và phòng dại đợt 2/2024. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độ c lập- Tự do- Hạnh phúc Thọ Xuân, ngày tháng 08 năm 2024 |
Kính gửi: Chủ tịch UBND các xã, thị trấn.
Thực hiện Kế hoạch số 187 /KH-UBND ngày 24 tháng 08 năm 2024 về việc tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm và phòng dại đợt 2/2024 và Quyết định số 4708/QĐ-UBND ngày 27 tháng 08 năm 2024 của UBND huyện Thọ Xuân về việc giao chỉ tiêu tiêm phòng đợt 2 năm 2024.
Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp, hướng dẫn qui trình kỹ thuật tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm và phòng dại, cụ thể như sau:
1. Nguyên tắc chung
- Rà soát, thống kê chính xác tổng đàn gia súc, gia cầm và đàn chó trong diện tiêm; đăng ký số lượng, chủng loại vắc xin về Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp; tổ chức thực hiện hoàn thành chỉ tiêu, đúng tiến độ theo kế hoạch đề ra, tạo miễn dịch chủ động cho vật nuôi.
- Xác định rõ đối tượng gia súc, gia cầm được tiêm phòng là gia súc, gia cầm khỏe mạnh thuộc diện tiêm phòng
- Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản; trực tiếp giám sát, đôn đốc công tác tiêm phòng tại các thôn, xóm, đảm bảo tiến độ, kết quả theo yêu cầu, tạo miễn dịch chủ động cho đàn gia súc, gia cầm.
- Các trang trại, gia trại, hộ chăn nuôi có số lượng vật nuôi nhiều chủ động thực hiện tiêm các loại vắc xin phòng bệnh theo quy định; cán bộ Thú y hướng dẫn,giám sát và cấp giấy chứng nhận tiêm phòng theo quy định. Các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không có điều kiện chủ động thực hiện, thành lập các Tổ tiêm phòng để tổ chức 2 tiêm từ các hộ; thôn, xóm; xã, phường, thị trấn chưa có dịch trước, các đơn vị có dịch bệnh phải có phương án tổ chức tiêm phù hợp tránh làm lây lan dịch bệnh.
- Người trực tiếp tham gia tiêm phòng cần có chuyên môn về thú y hoặc được tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật tiêm phòng; thực hiện tốt các yêu cầu về an toàn sinh học để đảm bảo chất lượng tiêm phòng và giảm thiểu nguy cơ làm dịch bệnh lây lan.
- Thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh cho 100% gia súc, gia cầm thuộc diện tiêm phòng theo quy định đáp ứng hiệu quả công tác phòng, chống dịch
2. Quy trình kỹ thuật trong tiêm phòng vắc xin
2.1. Nhập vắc xin và bảo quản tại kho Trung tâm
- Thủ kho chịu trách nhiệm nhập vắc xin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y. Khi nhập vắc xin vào kho phải kiểm tra số lượng, chủng loại, đảm bảo theo phiếu nhập kho; kiểm tra bao gói, nhãn, thời hạn sử dụng.
- Sau khi nhập vắc xin vào kho, sắp xếp vào vị trí theo từng loại, từng lô vắc xin; bảo quản trong điều kiện nhiệt độ từ 2 - 8°C trong ngăn mát tủ lạnh, tủ bảo ôn; trong trường hợp mất điện phải chạy máy phát điện để bảo quản vắc xin.
- Thủ kho từ chối không cấp vắc xin nếu người đi nhận không đủ phương tiện bảo quản, vận chuyển đảm bảo theo qui định.
- Đối với khách mua lẻ, thủ kho hướng dẫn thêm về kỹ thuật bảo quản, vận chuyển, pha chế và sử dụng từng loại vắc xin đối với từng loại vật nuôi.
- Hàng ngày tiến hành phun tiêu độc khử trùng khu vực giao nhận vắc xin.
2.2. Đối với các đơn vị nhận vắc xin
- Cử cán bộ đăng ký, nhận đủ số lượng và chủng loại vắc xin ghi trên phiếu xuất kho tại Trung tâm; vận chuyển, bảo quản đảm bảo qui định.
- Người đến nhận vắc xin phải có hộp xốp, có đá bảo quản trong thời gian vận chuyển; đá xếp phía dưới thùng lạnh, nếu là đá rời phải lót một lớp nilon sau đó mới xếp vắc xin lên trên để đá không làm ướt nhãn mác vắc xin. Đậy nắp kín, tránh ánh nắng mặt trời, khi đá tan phải chắt nước và bổ sung đá mới.
- Vắc xin được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 - 8°C, để vắc xin ở ngăn mát tủ lạnh, không được để vắc xin ở nhiệt độ phòng, ở ngăn đông lạnh. Ghi rõ số lượng, chủng loại, hạn sử dụng, nơi sản xuất vào sổ theo dõi.
2.3. Dụng cụ và vật liệu tiêm phòng
Tại mỗi điểm tiêm phòng, đảm bảo đủ bơm tiêm, mỗi bơm tiêm cho một loại vắc xin (có bơm tiêm dự phòng). Chuẩn bị đủ số lượng bơm tiêm, kim tiêm, chủng loại kim, phù hợp với đường đưa vắc xin cho từng loại vắc xin và từng loại vật nuôi khi tiêm phòng. Sử dụng panh có mấu, kẹp 2 lá, lọ đựng kim tiêm vô trùng và 01 lọ đựng kim tiêm đã sử dụng. Bơm và kim tiêm được vô trùng trước khi tiêm.
- Có 2 loại kim tiêm: Kim ngắn 1,5 cm dùng để tiêm dưới da; Kim vừa 3 - 5 cm dùng để tiêm bắp
- Cỡ kim: Chọn kim phù hợp với đối tượng tiêm như cỡ 16 tiêm trâu bò, cỡ 12 tiêm cho lợn, cỡ 9 tiêm cho gia cầm.
2.4. Hướng dẫn sử dụng vắc xin khi tiêm phòng
- Tất cả vắc xin ngay trước khi tiêm vào cơ thể động vật phải để ấm trở lại nhiệt độ thường, tránh ánh sáng mặt trời (tuyệt đối không được đưa vắc xin còn lạnh vào cơ thể động vật).
- Liều lượng và đường đưa vắc xin vào cơ thể động vật theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin, từng loại vật nuôi và từng lứa tuổi. Có thể tiêm nhiều loại vắc xin cho vật nuôi cùng một lúc, mỗi loại vắc xin phải tiêm ở các vị trí xa nhau và mỗi loại vắc xin dùng riêng một loại bơm tiêm và kim tiêm khác nhau.
+ Đối với vắc xin nhược độc đông khô (Dịch tả lợn, Newcatsle, ). Khi sử dụng phải pha với nước sinh lý kèm theo vắc xin của nhà sản xuất.
+ Đối với vắc xin vô hoạt, vắc xin vi khuẩn nhược độc, dạng lỏng (đóng dấu, tụ huyết trùng, dại, LMLM, ). Khi dùng phải lắc kỹ.
Chai vắc xin khi đã mở nắp chỉ sử dụng trong ngày, nếu không hết phải bỏ đi, sau khi pha chỉ sử dụng trong vòng 4 - 6 giờ. Không sử dụng vắc xin đã bị biến màu hoặc lớp nhũ dầu bị tách lớp.
- Đối với vắc xin Viêm da nổi cục trâu, bò: Chỉ được tiêm trước và sau khi tiêm các loại vắc xin khác 7 ngày.
- Chỉ tiêm vắc xin cho động vật hoàn toàn khỏe mạnh trong diện tiêm và không ở trong tình trạng stress.
- Gia súc phải được khống chế an toàn, gia cầm phải được bắt giữ cẩn thận để đảm bảo an toàn cho người tiêm, đúng vị trí tiêm, đúng liều lượng, đúng đường đưa vacxin vào cơ thể động vật.
2.5. Kỹ thuật tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm và phòng dại
- Nhân viên Thú y chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, bảo hộ như: Bơm tiêm, kim tiêm, panh, bông, cồn, hộp xốp bảo quản vắc xin, quần áo bảo hộ, ủng, khẩu trang, găng tay, thuốc sát trùng, ...
- Bơm kim tiêm phải vô trùng bằng cách luộc sôi, để nguội; khi tiêm sang hộ khác phải thay kim tiêm.
- Người tham gia tiêm phòng thực hiện tốt an toàn sinh học bằng cách rửa tay, rửa chân bằng xà phòng hoặc thuốc sát trùng.
- Trước khi tiêm, lấy chai vắc xin ra khỏi hộp xốp, lắc kỹ (lắc nhẹ, đều tay), sau đó để ở nhiệt độ thường từ 10 - 20 phút, cho nhiệt độ chai vắc xin gần bằng nhiệt độ bên ngoài.
- Vị trí tiêm:
+ Vị trí tiêm bắp: Tiêm bắp thịt đối với trâu bò, lợn tiêm vào vùng bắp thịt cổ hoặc mông; gà, vịt tiêm vào bắp thịt lườn.
+ Vị trí tiêm dưới da: Trâu bò tiêm vùng da cổ, lợn tiêm vùng da sau gốc tai hoặc mặt trong đùi; gà vịt tiêm vùng da cổ hoặc trong cánh. Tại mỗi gia đình, khu trang trại cần thực hiện khử trùng dụng cụ tiêm trước và sau khi rời vị trí tiêm.
- Thực hiện qui trình tiêm, tuân thủ nguyên tắc 3 đúng: Đúng đối tượng, đúng liều lượng, đúng vị trí. Sau khi tiêm, theo dõi tình trạng của con con vật ít nhất từ 1 2 giờ. Trường hợp bị phản ứng thuốc, báo cáo ngay cho Thú y cơ sở, có biện pháp xử lý kịp thời. Ghi chép đầy đủ thông tin vào biểu mẫu tiêm phòng theo quy định.
3. Thời gian tiềm phòng.
Thời gian tiêm phòng vắc xin, từ ngày 1/9 đến 15/10 năm 2024. Ngoài ra, các địa phương, hộ chăn nuôi cần chủ động tiêm phòng bổ sung đối với gia súc, gia cầm mới nhập đàn, chưa được tiêm phòng định kỳ.
Nơi nhận: - Như trên (T/hiện); - T.trực Huyện ủy (B/cáo); - Chủ tịch, các PCT UBND huyện (B/cáo); - Trung tâm VHTT, TT và DL (đưa tin); - Lưu TTDVNN. | KT.GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
Lê Ngọc Bảo |
Hướng dẫn tiêm phòng
TRUNG TÂM DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP Số: 27 /HD-TTDVNN V/v hướng dẫn quy trình tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm và phòng dại đợt 2/2024. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độ c lập- Tự do- Hạnh phúc Thọ Xuân, ngày tháng 08 năm 2024 |
Kính gửi: Chủ tịch UBND các xã, thị trấn.
Thực hiện Kế hoạch số 187 /KH-UBND ngày 24 tháng 08 năm 2024 về việc tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm và phòng dại đợt 2/2024 và Quyết định số 4708/QĐ-UBND ngày 27 tháng 08 năm 2024 của UBND huyện Thọ Xuân về việc giao chỉ tiêu tiêm phòng đợt 2 năm 2024.
Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp, hướng dẫn qui trình kỹ thuật tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm và phòng dại, cụ thể như sau:
1. Nguyên tắc chung
- Rà soát, thống kê chính xác tổng đàn gia súc, gia cầm và đàn chó trong diện tiêm; đăng ký số lượng, chủng loại vắc xin về Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp; tổ chức thực hiện hoàn thành chỉ tiêu, đúng tiến độ theo kế hoạch đề ra, tạo miễn dịch chủ động cho vật nuôi.
- Xác định rõ đối tượng gia súc, gia cầm được tiêm phòng là gia súc, gia cầm khỏe mạnh thuộc diện tiêm phòng
- Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản; trực tiếp giám sát, đôn đốc công tác tiêm phòng tại các thôn, xóm, đảm bảo tiến độ, kết quả theo yêu cầu, tạo miễn dịch chủ động cho đàn gia súc, gia cầm.
- Các trang trại, gia trại, hộ chăn nuôi có số lượng vật nuôi nhiều chủ động thực hiện tiêm các loại vắc xin phòng bệnh theo quy định; cán bộ Thú y hướng dẫn,giám sát và cấp giấy chứng nhận tiêm phòng theo quy định. Các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không có điều kiện chủ động thực hiện, thành lập các Tổ tiêm phòng để tổ chức 2 tiêm từ các hộ; thôn, xóm; xã, phường, thị trấn chưa có dịch trước, các đơn vị có dịch bệnh phải có phương án tổ chức tiêm phù hợp tránh làm lây lan dịch bệnh.
- Người trực tiếp tham gia tiêm phòng cần có chuyên môn về thú y hoặc được tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật tiêm phòng; thực hiện tốt các yêu cầu về an toàn sinh học để đảm bảo chất lượng tiêm phòng và giảm thiểu nguy cơ làm dịch bệnh lây lan.
- Thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh cho 100% gia súc, gia cầm thuộc diện tiêm phòng theo quy định đáp ứng hiệu quả công tác phòng, chống dịch
2. Quy trình kỹ thuật trong tiêm phòng vắc xin
2.1. Nhập vắc xin và bảo quản tại kho Trung tâm
- Thủ kho chịu trách nhiệm nhập vắc xin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y. Khi nhập vắc xin vào kho phải kiểm tra số lượng, chủng loại, đảm bảo theo phiếu nhập kho; kiểm tra bao gói, nhãn, thời hạn sử dụng.
- Sau khi nhập vắc xin vào kho, sắp xếp vào vị trí theo từng loại, từng lô vắc xin; bảo quản trong điều kiện nhiệt độ từ 2 - 8°C trong ngăn mát tủ lạnh, tủ bảo ôn; trong trường hợp mất điện phải chạy máy phát điện để bảo quản vắc xin.
- Thủ kho từ chối không cấp vắc xin nếu người đi nhận không đủ phương tiện bảo quản, vận chuyển đảm bảo theo qui định.
- Đối với khách mua lẻ, thủ kho hướng dẫn thêm về kỹ thuật bảo quản, vận chuyển, pha chế và sử dụng từng loại vắc xin đối với từng loại vật nuôi.
- Hàng ngày tiến hành phun tiêu độc khử trùng khu vực giao nhận vắc xin.
2.2. Đối với các đơn vị nhận vắc xin
- Cử cán bộ đăng ký, nhận đủ số lượng và chủng loại vắc xin ghi trên phiếu xuất kho tại Trung tâm; vận chuyển, bảo quản đảm bảo qui định.
- Người đến nhận vắc xin phải có hộp xốp, có đá bảo quản trong thời gian vận chuyển; đá xếp phía dưới thùng lạnh, nếu là đá rời phải lót một lớp nilon sau đó mới xếp vắc xin lên trên để đá không làm ướt nhãn mác vắc xin. Đậy nắp kín, tránh ánh nắng mặt trời, khi đá tan phải chắt nước và bổ sung đá mới.
- Vắc xin được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 - 8°C, để vắc xin ở ngăn mát tủ lạnh, không được để vắc xin ở nhiệt độ phòng, ở ngăn đông lạnh. Ghi rõ số lượng, chủng loại, hạn sử dụng, nơi sản xuất vào sổ theo dõi.
2.3. Dụng cụ và vật liệu tiêm phòng
Tại mỗi điểm tiêm phòng, đảm bảo đủ bơm tiêm, mỗi bơm tiêm cho một loại vắc xin (có bơm tiêm dự phòng). Chuẩn bị đủ số lượng bơm tiêm, kim tiêm, chủng loại kim, phù hợp với đường đưa vắc xin cho từng loại vắc xin và từng loại vật nuôi khi tiêm phòng. Sử dụng panh có mấu, kẹp 2 lá, lọ đựng kim tiêm vô trùng và 01 lọ đựng kim tiêm đã sử dụng. Bơm và kim tiêm được vô trùng trước khi tiêm.
- Có 2 loại kim tiêm: Kim ngắn 1,5 cm dùng để tiêm dưới da; Kim vừa 3 - 5 cm dùng để tiêm bắp
- Cỡ kim: Chọn kim phù hợp với đối tượng tiêm như cỡ 16 tiêm trâu bò, cỡ 12 tiêm cho lợn, cỡ 9 tiêm cho gia cầm.
2.4. Hướng dẫn sử dụng vắc xin khi tiêm phòng
- Tất cả vắc xin ngay trước khi tiêm vào cơ thể động vật phải để ấm trở lại nhiệt độ thường, tránh ánh sáng mặt trời (tuyệt đối không được đưa vắc xin còn lạnh vào cơ thể động vật).
- Liều lượng và đường đưa vắc xin vào cơ thể động vật theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin, từng loại vật nuôi và từng lứa tuổi. Có thể tiêm nhiều loại vắc xin cho vật nuôi cùng một lúc, mỗi loại vắc xin phải tiêm ở các vị trí xa nhau và mỗi loại vắc xin dùng riêng một loại bơm tiêm và kim tiêm khác nhau.
+ Đối với vắc xin nhược độc đông khô (Dịch tả lợn, Newcatsle, ). Khi sử dụng phải pha với nước sinh lý kèm theo vắc xin của nhà sản xuất.
+ Đối với vắc xin vô hoạt, vắc xin vi khuẩn nhược độc, dạng lỏng (đóng dấu, tụ huyết trùng, dại, LMLM, ). Khi dùng phải lắc kỹ.
Chai vắc xin khi đã mở nắp chỉ sử dụng trong ngày, nếu không hết phải bỏ đi, sau khi pha chỉ sử dụng trong vòng 4 - 6 giờ. Không sử dụng vắc xin đã bị biến màu hoặc lớp nhũ dầu bị tách lớp.
- Đối với vắc xin Viêm da nổi cục trâu, bò: Chỉ được tiêm trước và sau khi tiêm các loại vắc xin khác 7 ngày.
- Chỉ tiêm vắc xin cho động vật hoàn toàn khỏe mạnh trong diện tiêm và không ở trong tình trạng stress.
- Gia súc phải được khống chế an toàn, gia cầm phải được bắt giữ cẩn thận để đảm bảo an toàn cho người tiêm, đúng vị trí tiêm, đúng liều lượng, đúng đường đưa vacxin vào cơ thể động vật.
2.5. Kỹ thuật tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm và phòng dại
- Nhân viên Thú y chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, bảo hộ như: Bơm tiêm, kim tiêm, panh, bông, cồn, hộp xốp bảo quản vắc xin, quần áo bảo hộ, ủng, khẩu trang, găng tay, thuốc sát trùng, ...
- Bơm kim tiêm phải vô trùng bằng cách luộc sôi, để nguội; khi tiêm sang hộ khác phải thay kim tiêm.
- Người tham gia tiêm phòng thực hiện tốt an toàn sinh học bằng cách rửa tay, rửa chân bằng xà phòng hoặc thuốc sát trùng.
- Trước khi tiêm, lấy chai vắc xin ra khỏi hộp xốp, lắc kỹ (lắc nhẹ, đều tay), sau đó để ở nhiệt độ thường từ 10 - 20 phút, cho nhiệt độ chai vắc xin gần bằng nhiệt độ bên ngoài.
- Vị trí tiêm:
+ Vị trí tiêm bắp: Tiêm bắp thịt đối với trâu bò, lợn tiêm vào vùng bắp thịt cổ hoặc mông; gà, vịt tiêm vào bắp thịt lườn.
+ Vị trí tiêm dưới da: Trâu bò tiêm vùng da cổ, lợn tiêm vùng da sau gốc tai hoặc mặt trong đùi; gà vịt tiêm vùng da cổ hoặc trong cánh. Tại mỗi gia đình, khu trang trại cần thực hiện khử trùng dụng cụ tiêm trước và sau khi rời vị trí tiêm.
- Thực hiện qui trình tiêm, tuân thủ nguyên tắc 3 đúng: Đúng đối tượng, đúng liều lượng, đúng vị trí. Sau khi tiêm, theo dõi tình trạng của con con vật ít nhất từ 1 2 giờ. Trường hợp bị phản ứng thuốc, báo cáo ngay cho Thú y cơ sở, có biện pháp xử lý kịp thời. Ghi chép đầy đủ thông tin vào biểu mẫu tiêm phòng theo quy định.
3. Thời gian tiềm phòng.
Thời gian tiêm phòng vắc xin, từ ngày 1/9 đến 15/10 năm 2024. Ngoài ra, các địa phương, hộ chăn nuôi cần chủ động tiêm phòng bổ sung đối với gia súc, gia cầm mới nhập đàn, chưa được tiêm phòng định kỳ.
Nơi nhận: - Như trên (T/hiện); - T.trực Huyện ủy (B/cáo); - Chủ tịch, các PCT UBND huyện (B/cáo); - Trung tâm VHTT, TT và DL (đưa tin); - Lưu TTDVNN. | KT.GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
Lê Ngọc Bảo |
Tin khác
Tin nóng
Công khai giải quyết TTHC
SĐT: 0384132618
Email: haphuyen2010@gmail.com