Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự năm 2025 trên địa bàn Xã Xuân Tín
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
XÃ XUÂN TÍN | Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: 36 /KH - UBND |
Xuân Tín, ngày 07 tháng 5 năm 2025 |
KẾ HOẠCH
Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự năm 2025 trên địa bàn Xã Xuân Tín
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17/6/2020;
Căn cứ Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
Căn cứ Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Nghị định số: 02/2019/NĐ-CP ngày 02/1/2019 cảu Chỉnh Phủ về phòng thủ dân sự;
Căn cứ Quyết định số 1597/QĐ-UBND ngày 08/5/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Kế Hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 02/2019/NĐ-CP ngày 02/1/2019 của Chính phủ về phòng thủ dân sự;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BNNPTNT ngày 07/6/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông Xóm hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương;
Nhằm chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, Ban Chỉ huy PCTT, TKCN&PTDS Xã Xuân Tín xây dựng Kế hoạch Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2025 như sau:
A . MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Nhằm tuyên truyền, giáo dục, cung cấp kiến thức về phòng, chống thiên tai và tác động của nó đến an toàn tính mạng và tài sản của người dân trên địa bàn xã.
2. Xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thuộc địa bàn xã trong hoạt động phòng, chống thiên tai theo quy định của pháp luật.
3. Chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra. Đồng thời khắc phục khẩn trương, có hiệu quả sau thiên tai.
4. Quán triệt và thực hiện có hiệu quả phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ).
5. Nâng cao năng lực xử lý tình huống, sự cố, chỉ huy, điều hành tại chỗ để ứng phó thiên tai có hiệu quả.
6. Nâng cao năng lực nhận thức cộng đồng trong Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng để phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng, chống thiên tai của toàn dân trên địa bàn.
7. Cung cấp thông tin cho việc lồng ghép vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
B. NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH PHÕNG CHỐNG THIÊN TAI
I. GIỚI THIỆU TÌNH HÌNH CHUNG VÀ NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN CỦA ĐỊA PHƢƠNG
1. Đặc điểm tự nhiên.
1.1. Vị trí địa lý
Xã Xuân Tín là một xã đồng bằng cách trung tâm huyện Thọ Xuân 5km về phía tây bắc. Diện tích tự nhiên 735,89 ha với dân số thường trú thực tế hơn 2.895 người.
Xã Xuân Tín có ranh giới hành chính tiếp giáp với các xã như sau:
+ Phía Đông giáp xã Phú Xuân;
+ Phía Tây giáp xã Thọ Lập;
+ Phía Nam giáp xã Xuân Hòa;
+ Phía Bắc giáp xã Xuân Lập;
1.2. Đặc điểm khí hậu, thời tiết
Khí hậu của Xã Xuân Tín nằm trong khu vực nhiệt đới, gió mùa. Nhưng ngoài những yếu tố chung, khí hậu ở đây vẫn còn những yếu tố khác biệt, đặc thù riêng.
* Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình năm là 23,50C. Mùa hè (từ tháng 5 - 9) nhiệt độ trung bình 270C, nhiệt độ cao tuyệt đối là 39,30C. Mùa đông (từ tháng 12 - 2) nhiệt độ trung bình 16 - 180C, nhiệt độ thấp tuyệt đối là 6,80C, Trung bình năm cao là 27,50C; Trung bình năm thấp 20,8oC.
- Tổng diện tích ôn bình quân hàng năm 8.500 - 8.600oC.
- Nhiệt độ trung bình ngày trong năm: 20 - 24 oC.
* Độ ẩm không khí bình quân năm 86%.
* Lượng mưa: Lượng mưa bình quân năm đạt 1.911 mm;
* Gió bão: Hàng năm Xã Xuân Tín chịu ảnh hưởng của hai loại gió mùa:
- Mùa đông: Gió mùa Đông Bắc thường rét, khô và hanh; xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau.
- Mùa hè: Có gió Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 8 mang hơi nước từ biển vào, thường có mưa.
Ngoài ra trong mùa này có gió Tây Nam (gió Lào) xuất hiện vào tháng 5 đến tháng 7 gây ra tình trạng nóng và khô hạn.
* Sương: Thường xuất hiện sương mù, số ngày có sương mù trong năm từ 21 - 26 ngày thường xuất hiện tập trung vào các tháng 10, 11, 12, có tác dụng tăng cường độ ẩm không khí và độ ẩm cho đất. Sương muối xuất hiện vào những năm rét nhiều vào tháng 1 và tháng 2 gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất.
1.3. Đặc điểm tình hình, địa mạo
Xã Xuân Tín thuộc vùng đồng bằng của huyện thuộc tả ngạn sông Chu và có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình 8-15m.
2. Đặc điểm về dân sinh, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng
2.1. Về dân cư
- Tổng số hộ: 1.362 hộ với 4.445 khẩu
- Số hộ nghèo: 14 hộ.
Xã có 11 đơn vị xóm và phân bổ dân cư như sau:
TT | Tên đơn vị xóm | Số hộ | Số khẩu | Số hộ nghèo |
1 | Xóm Trại Nu | 102 | 365 | 1 |
2 | Xóm Phủ Lịch | 109 | 410 | 1 |
3 | Xóm 16 | 126 | 419 | 1 |
4 | Xóm 17 | 103 | 338 | 1 |
5 | Xóm Cồn | 149 | 347 | 1 |
6 | Xóm 18 | 143 | 462 | 0 |
7 | Xóm 20 | 124 | 417 | 2 |
8 | Xóm 21 | 107 | 330 | 1 |
9 | Xóm 24 | 148 | 476 | 0 |
10 | Xóm 26 | 126 | 397 | 2 |
11 | Xóm 27 | 125 | 484 | 0 |
TỔNG: | 1.362 | 4.445 | 14 |
2.2. Kinh tế - Xã hội
- Kinh tế của Xã Xuân Tín thời gian qua có sự chuyển dịch đúng hướng, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Năm 2025 chỉ còn 14 hộ nghèo. Tỷ lệ nhà kiên cố ngày càng tăng lên, điều kiện sinh hoạt được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người năm 2024 đạt 68,5 triệu đồng.
- Đa số các hộ dân trên địa bàn xã tham gia sản xuất nông nghiệp với diện tích trồng lúa, màu 364 ha. Hoạt động kinh kế khác như nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi nhỏ lẻ chịu ảnh hưởng lớn bởi thiên tại, bên cạnh đó các hoạt động thương mại, dịch vụ và một vài ngành nghề khác cũng chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh.
2.3. Cơ sở hạ tầng
a) Trường học: Toàn xã có
- 1 trường mầm non
- Cấp I: 01 trường
- THCS: 01 trường
Các trường học được xây: 2 tầng và được đầu tư cơ sở vật chất khang trang đáp ứng nhu cầu dậy và học.
b) Y tế :
- Hiện có 01 trạm y tế được xây mới, có tổng số 6 cán bộ là y sỹ, y tá và nữ hộ sinh.
- Trang bị của trạm cơ bản đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân.
- Trạm luôn dự trữ đủ cơ số thuốc PCTT, thuốc khử trùng...
- Có 14 nhà VH - TDTT đơn vị xóm bán kiên cố, trụ sở UBND xã xây cao tầng.
c) Nhà ở dân cư
- Hiện nay xã không còn nhà tạm bợ,nhà dột nát.
- Tỷ lệ hộ gia đình có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ xây dựng đạt 92 %
d) Hệ thống Thông tin liên lạc
- Hệ thống loa truyền thanh xã đảm bảo phục vụ cho công tác thông tin tuyên truyền
- Hiện toàn xã có 01 điểm bưu điện văn hóa và Internet đã phủ tất cả các đơn vị xóm phố.
e) Hệ thống điện lưới
Hệ thống điện được quan tâm đầu tư, với 08 trạm biến áp trên tổng công suất
6.347 KVA/ngày và hệ thống 17,64 km đường dây hạ thế, cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng điện an toàn của nhân dân.Tuy nhiên do hệ thống đường dây hạ áp một số tuyến chiều dài vượt quá quy định của ngành điện, cột thấp, giây nhỏ, cũ cần được
cải tạo, nâng cấp đồng thời tốc độ phát triển kinh tế xã hội tăng nhanh, các khu dân cư mới được quy hoạch mở rộng, các khu sản xuất, các trung tâm thương mại phát triển nên nhu cầu sử dụng điện của nhân dân tăng nhanh cần phải đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
g) Hệ thống đường giao Thông, thủy lợi
- Trên địa bàn Xã Xuân Tín có hệ thống đường giao thông tương đối thuận lợi, có Tỉnh lộ 506B đi qua. Tổng số km đường giao thông trên địa bàn là 47,83 km
- Hệ thống thủy lợi của địa phương hàng năm được đầu tư xây dựng và nâng cấp sửa chữa, góp phần đảm bảo phục vụ tưới tiêu cho 364 ha diện tích lúa nước. Hệ thống kênh mương với tổng chiều dài là 18,407 km, trong đó được kiên cố hóa 15,767 km, chiếm tỷ lệ 85,6 %.
h) Hệ thống tiêu thoát nước: Trên địa bàn Xã Xuân Tín chưa có hệ thống xử lý nước thải riêng mà chủ yếu là hệ thống mương, nước tự chảy, được bố trí dọc 2 bên các tuyến đường khu dân cư và được kết nối với sông cầu chày và kênh tiêu Quang hoa. Rãnh thoát, mương tiêu đã bê tông hóa đạt 100%.
k) Hệ thống cung cấp nước sạch
Trên địa bàn xã hiện chưa có nhà máy cung cấp nước sạch. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch đạt 93,6% (Nước giếng khoan và máy lọc nước gia đình).
2.4. Công tác phòng, chống thiên tai trong thời gian qua
Xác định rõ công tác PCTT là một trong những công tác trọng tâm hàng đầu, vì vậy ngay từ đầu năm địa phương đã xây dựng kế hoạch PCTT,TKCN&PTDS với phương châm chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục nhanh chóng và hiệu quả nhằm giảm tới mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản. Với nguồn lực và nhân lực được thực hiện theo phương châm 4 tại chỗ.
2.4.1. Thành lập BCH PCTT, TKCN&PTDS Xã Xuân Tín: Căn cứ các quy định hiện hành, UBND Xã Xuân Tín đã thành lập BCH PCTT, TKCN&PTDS Xã Xuân Tín và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; Tiến hành kiện toàn lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai.
2.4.2. Chuẩn bị đầy đủ vật tư, nhân lực phục vụ công tác PCTT( Thực hiện Quyết định số: 2392/QĐ-UBND ngày 01/5/2025 của Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân về việc giao nhân lực, vật tư dự trữ phục vụ công tác PCTT & TKCN huyện Thọ Xuân năm 2025):
Tổ chức rà soát Lực lượng: Lực lượng canh đê, lực lượng xung kích, dự bị phục vụ công tác phòng chống thiên tai. Rà soát, thống kê các loại phương tiện, vật tư, trang thiết bị, nhu yếu phẩm cần thiết phục vụ phòng, chống thiên tai để xây dựng kế hoạch mua bổ sung đầy đủ các loại vật tư. Về nhân lực giao cho
BCH quân sự xã phối hợp với trưởng các khu phố rà soát, lập danh sách và theo dõi, quản lý. Tất cả các loại vật tư được tập kết đầy đủ tại kho vật tư.
2.4.3. Thông tin, truyền Thông về phòng, chống thiên tai
BCH PCTT, TKCN&PTDS xã phân công các thành viên trực 24/24 giờ khi có thiên tai xảy ra. Thường xuyên theo dõi diễn biến thiên tai, thời tiết để thông báo, tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh cho nhân dân biết chủ động phòng chống bảo đảm thông tin nhanh chóng kịp thời, chính xác, hiệu quả tới người dân thông qua việc: Tăng thời lượng khung, giờ phát sóng. Thường xuyên Theo dõi và kịp thời thông tin về diễn biến thiên tai, công tác chỉ đạo điều hành, chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Bám sát diễn biến thiên tai, nhanh chóng thông tin đến người dân góp phần giảm nhẹ rủi ro, hậu quả do thiên tai gây ra, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân. Có các bài viết/phát thanh/truyền hình tuyên truyền về công tác phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai.
2.4.4. Năng lực, nhận thức của cộng đồng trong phòng, chống thiên tai
Nhìn chung với những diễn biến ngày càng phức tạp của thiên tai đã ảnh hưởng trầm trọng đến phần lớn đời sống người dân trên địa bàn. Tuy nhiên cùng với sự quan tâm các cấp chính quyền trong công tác tổ chức triển khai thực hiện phòng chống giảm nhẹ tác động của thiên tai. Trong thời gian qua với ý thức cao của người dân cộng với công tác vận động của chính quyền được thực hiện thường xuyên trong công tác chủ động phòng chống thiên tai như: trồng cây chống sạt lở, chằng chống nhà cửa, chuyển đổi cây trồng... Tuy nhiên đó chỉ là những giải pháp tạm thời, mang tính chất tình thế, do đó về lâu dài cần có quy hoạch, kế hoạch nâng cấp các tuyến đường giao thông, công trình tiêu thoát lũ cùng những giải pháp khác để nâng cao nhận thức cộng đồng cũng như việc xây dựng quy chế trách nhiệm trong việc chủ động ở từng hộ gia đình trong phòng chống, giảm nhẹ thiên tai thiết thực, hiệu quả, bền vững.
Bên cạnh đó do nhận thức về rủi ro thiên tai của người dân khá khác nhau nhưng là do trình độ dân trí chưa đồng đều. Một bộ phận nhỏ người dân hiểu biết cơ bản về QLRRTT còn hạn chế, chưa thực hiện tốt các biện pháp phòng chống, giảm nhẹ thiên tai; chưa nhận rõ được tác động của BĐKH đối với địa phương và gia đình.
II. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP PHÕNG CHỐNG THIÊN TAI
1. Tổ chức Thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai.
Để nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng và nâng cao năng lực và xử lý tình huống, sự cố trong việc phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai của các cơ quan, đơn vị, chính quyền các cấp và người dân; UBND Xã Xuân Tín đã ban hành kế hoạch Truyền thông nâng cao
nhận thức về phòng, chống thiên tai - Chủ động thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021- 2025. Theo đó, kế hoạch đã đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, 100% người dân trên địa bàn được phổ biến kiến thức, tuyên truyền kỹ năng phòng, tránh, ứng phó thiên tai và chủ động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Các hình thức thông tin tuyên truyền: Thông tin qua hệ thống loa truyền thanh xã, thông qua các cuộc họp, hội nghị mở rộng. các cuộc họp ở khu dân cư, chi bộ; in cụm tranh cổ động, treo băng rôn, khẩu hiệu có chủ đề về hoạt động PCTT; tổ chức dàn dựng các tiểu phẩm, các chương trình văn nghệ quần chúng có chủ đề, nội dung về công tác PCTT để biểu diễn phục vụ nhân dân
Cụ thể: Phát thanh trên hệ thống loa truyền thanh vào khung giờ từ 6 giờ 15 phút 7 giờ sáng thứ 7 hàng tuần (3 lần/ buổi). qua cuộc họp mở rộng, chi bộ 1 tháng/ lần. Thực hiện treo băng rôn: 15 cái/ năm. Tổ chức tọa đàm, phát tờ rơi về hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng chống thiên tai: 3 cuộc. Tổ chức hội thi, diễn văn nghệ chủ đề về công tác phòng chống thiên tai huy động được toàn thể nhân dân trên địa bàn tham gia hoạt động (dự kiến 1 hội thi).
2. Xây dựng phƣơng án ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai và loại hình thiên tai cụ thể:
Căn cứ tình hình, diễn biến thiên tai tại địa phương, tình hình nhân lực, vật tư và trang thiết bị phục vụ phòng chống thiên tai, BCH PCTT, TKCN&PTDS xã đã tiến hành xây dựng phương án PCTT, TKCN&PTDS năm 2025 và ở những năm tiếp theo. Xây dựng phương án sơ tán dân cư phòng chống lụt bão cho vùng hạ du hồ Cửa Đạt. Xây dựng phương án diễn tập ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai và loại hình thiên tai cụ thể.
2.1. Phương án ứng phó thiên tai bao gồm một số nội dung chính sau đây:
a) Xây dựng phương án bảo vệ đê điều, các Công trình tiêu, thoát lũ (các cống qua đê, hệ thống kênh tiêu ) .
b) Xây dựng phương án và địa điểm sơ tán, bảo vệ người, tài sản, cho các hộ dân vùng nguy cơ cao.
c) Đảm bảo an ninh trật tự, giao thông.
d) Công tác thông tin liên lạc:
+ Lập danh sách các số điện thoại liên lạc khi có thiên tai hoặc tình huống khẩn cấp.
+ Phối hợp chỉ đạo, chỉ huy phòng tránh, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
+ Chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm cho hoạt động phòng, chống thiên tai (theo phương châm Bốn tại chỗ).
+ Tổ chức trực ban cập nhật thông tin diễn biến thiên tai.
2.2. Phương án ứng phó cho một số loại thiên tai cụ thể:
* Đối với lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất:
Sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không đảm bảo an toàn; trong tình huống thiên tai khẩn cấp.
a) Kiểm tra, đôn đốc việc chằng chống nhà cửa nơi công cộng và các hộ gia đình.
b) Chủ động thực hiện sơ tán tài sản vật nuôi đến nơi an toàn.
c) Giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm trên suối, khu vực và tuyến đường bị ngập sâu, khu vực có nguy cơ sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy và khu vực nguy hiểm khác.
d) Đảm bảo giao thông và thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai.
g) Thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng và địa điểm sơ tán.
h) Đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra thiên tai.
* Đối với hạn hán:
a) Điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ phù hợp với dự báo, cảnh báo và tình hình diễn biến hạn hán.
b) Dự trữ nước sinh hoạt vào mùa mưa lũ.
c) Nạo vét kênh mương, tu sửa kênh mương.
* Đối với rét hại:
- Triển khai chống rét.
- Tuyên truyền vận động các hộ hạn chế việc thả rông trâu bò.
- Làm thêm chuồng trại.
- Che chắn chuồng trại cho gia súc gia cầm.
- Chủ động chuẩn bị được nguồn thức ăn phục vụ cho vụ đông.
- Vào mùa đông, cần dự trữ rơm và các phụ phẩm nông nghiệp khác ngay sau khi thu hoạch.
- Tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin.
3. Tổ chức thƣờng trực, cập nhật Thông tin diễn biến thiên tai
- BCH PCTT, TKCN&PTDS xã phân công các thành viên trực 24/24 giờ khi có thiên tai xảy ra (có lịch trực cụ thể) . Thường xuyên theo dõi diễn biến thiên tai, thời tiết để thông báo cho dân biết chủ động phòng chống thiên tai.
- Phân công thành viên BCH PCTT, TKCN&PTDS xã phụ trách các đơn vị xóm chủ động theo dõi chặt chẽ diễn biến các đợt thiên tai, nắm bắt tình hình tại các đơn vị được phân công phụ trách và thực hiện chế độ báo cáo nghiêm túc theo đúng quy định; bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt.
- Thường trực BCH PCTT, TKCN&PTDS xã thường xuyên báo cáo tình hình về Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự huyện để nắm bắt tình hình địa phương và có hướng chỉ đạo tiếp theo.
4. Tổ chức kiểm tra, khảo sát, rà soát các khu vực nguy hiểm trên địa bàn quản lý.
- Tổ chức rà soát khu vực dân cư sinh sống dễ bị ngập lụt khi có mưa lớn xảy ra. Thống kê số hộ, nhân khẩu cần sơ tán khi xảy ra ngập lụt. Đánh giá mực độ ảnh hưởng theo các cấp độ thiên tai. Qua khảo sát trên địa bàn xã có 1 cụm dân cư nằm trải dài dọc theo đê sông Chu và bám sát chân đê. Trong đó có số hộ, khẩu ngoài đê gồm:
+ Tại Xóm 27 có 02 hộ, 06 khẩu nằm ngoài đê;
* Mức độ ảnh hưởng:
+ Mưa lớn dài ngày lũ xuất hiện ở mức độ cực hại quá khả năng chống đỡ của con người. Nước Sông chu dâng cao ở mức BĐ I, BĐ II làm toàn bộ 02 hộ nằm ngoài đê Sông Chu bị ngập lụt( nhà cửa, hoa màu của nhân dân).
+ Nước lũ dâng cao, rút chậm làm cho tường nhà của nhân dân bị ẩm mục, không còn độ kết dính, độ chắc, làm sập đổ nhà, gây thiệt hại về tài sản và tính mạng con người.
Ngoài ra, khi mưa lớn kéo dài hệ thống tiêu nước tại kênh tiêu quang hoa chậm dẫn đến việc ngập úng hoa màu tại các xứ đồng trũng( diện tích bị ảnh hưởng ước khoảng 35 ha) gây thiệt hại cho bà con nhân dân.
- Khi nước lũ lên BĐIII và lũ Max khu vực này nước có thể tràn đê và nước chảy sang phía đồng tại một số vị trí thấp, sung yếu làm uy hiếp ngập toàn bộ dân cư trên địa bàn. Trên địa bàn có: có 1.362 hộ, 4.445 khẩu bị ảnh hưởng cần sơ tán. 364 ha đất nông nghiệp bị ngập úng, vật nuôi bị ảnh hưởng, các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ cúng bị ảnh hưởng do mưa lũ.
5. Xác định hƣớng di chuyển và vị trí sơ tán dân tránh lũ.
Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương và kết quả khảo sát các vị trí khu vực nguy hiểm trên địa bàn, kết quả thống kê số lượng hộ dân nằm trong vùng nguy hiểm cần sơ tán để lựa chọn địa điểm từ đó xây dựng phương án sơ tán và
chuẩn bị sơ tán khi có yêu cầu. Dự kiến ngập và dân cư phải di tản, hướng di tản và địa điểm di tán đến, cụ thể như sau:
5.1. Khi nước lũ lên BĐI, Xã Xuân Tín sẽ ngập hết diện tích bãi sông và ngập số hộ dân 02 hộ ( 06 nhân khẩu); cụ thể:
- Xóm 27: có 02 hộ, 06 khẩu cần sơ tán
+ Hướng di chuyển: theo hướng nam do ông Nguyễn Xuân Định PCT UBND xã làm chỉ huy việc di chuyển.
+ Theo hướng đường: Lên đê Sông chu đến các nhà cao tầng trong xóm
+ Vị trí dân lên: Các hộ dân có nhà cao tầng kiên cố
5.2. Khi nước lũ lên BĐIII và lũ Max khu vực này nước có thể tràn đê và nước chảy sang phía đồng tại một số vị trí thấp, sung yếu làm uy hiếp ngập toàn bộ dân cư trên địa bàn.
Trên địa bàn có: có 1.362 hộ, 4.445 khẩu cần sơ tán
- Xóm Trại Nu
Số hộ sơ tán = 102 hộ; Số người sơ tán = 365 người.
Hướng di chuyển dân theo trục chính xóm Trại Nu lên đồi Nhà cô dài 700m
- Xóm Phủ Lịch
Số hộ sơ tán =. 109 hộ; Số người sơ tán = 410 người.
Hướng di chuyển dân theo trục chính xóm Phủ Lịch lên đồi Tàu voi và đồi Cồn phạm dài 600-800m
- Xóm 16
Số hộ sơ tán = 126 hộ; Số người sơ tán = 419 người.
Hướng di chuyển dân : Di Chuyển nhân dân theo hướng trục chính đường xóm 16 đi lên đồi Trại Màu cách 600-800 m
- Xóm 17
Số hộ sơ tán = 103 hộ; Số người sơ tán = 338 người.
Hướng di chuyển dân : Di Chuyển nhân dân theo hướng trục chính đường xóm 16 đi lên đồi Trại Màu cách 600-800 m
- Xóm Xóm Cồn
Số hộ sơ tán = 149 hộ; Số người sơ tán = 347 người.
Hướng di chuyển dân : Di Chuyển nhân dân theo hướng trục chính đường xóm Cồn đi lên đồi Trại Màu cách 1000-1500 m
- Xóm 18
Số hộ sơ tán = 143 hộ; Số người sơ tán = 462 người.
Hướng di chuyển dân : Di Chuyển nhân dân theo hướng trục chính đường xóm 18 đi lên đê sông chu và lên Tầng 2 nhà Trường Tiểu Học cách 500-600 m
- Xóm 20
Số hộ sơ tán = 124 hộ; Số người sơ tán = 417 người.
Hướng di chuyển dân : Di Chuyển nhân dân theo hướng trục chính đường xóm 20 đi lên đê Sông Chu và nhà 2 tầng Trường THCS cách 300-400 m
- Xóm 21
Số hộ sơ tán = 107 hộ; Số người sơ tán = 330 người.
Hướng di chuyển dân : Di Chuyển nhân dân theo hướng trục chính đường xóm 21 đi lên đê Sông Chu và nhà 2 tầng Trường THCS cách 300-400 m
- Xóm 24
Số hộ sơ tán = 148 hộ; Số người sơ tán = 476 người.
Hướng di chuyển dân : Di Chuyển nhân dân theo hướng trục chính đường xóm Cồn đi lên đê Sông Chu và nhà 2 tầng Trường Mầm non cách 500-600 m, các nhà cao tầng trong xóm.
- Xóm 26
Số hộ sơ tán = 126 hộ; Số người sơ tán = 397 người.
Hướng di chuyển dân : Di Chuyển nhân dân theo hướng trục chính đường xóm Cồn đi lên đi lên đê Sông Chu và nhà 2 tầng Trường Tiểu học cách 600-700 m, các nhà cao tầng trong xóm.
- Xóm 27
Số hộ sơ tán = 125 hộ; Số người sơ tán = 484 người.
Hướng di chuyển dân : Di Chuyển nhân dân theo hướng trục chính đường xóm Cồn đi lên đi lên đê Sông Chu và nhà 2 tầng Trường Mầm non cách 600-700 m, các nhà cao tầng trong xóm
- Thuỷ cơ
Số hộ sơ tán = 56 hộ; Số người sơ tán = 156 người. Hướng di chuyển dân: Dọc bờ đê Sông Chu
* Tất cả các khu phố trên do ông Nguyễn Xuân Định PCT UBND xã và Ông Trịnh Văn Thực PCT UBND xã tổng chỉ huy việc di chuyển. Riêng xóm thuỷ cơ do Ông Nguyễn Văn Hùng phụ trách hướng dẫn nhân dân sơ tán
6. Tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập kỹ năng phòng, chống thiên tai.
- Tập huấn: Tổ chức các lớp tập huấn phổ biến kiến thức, kỹ năng ứng phó với thiên tai, phổ biến tài liệu tới người dân và cộng đồng; tin cảnh báo, bản tin hướng dẫn kỹ năng phòng, chống thiên tai tại địa bàn quản lý nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng để phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; Các cơ sở, doanh nghiệp, hộ dân trên địa bàn được tập huấn, tiếp nhận thông tin, thay đổi nhận thức, tư duy trong bảo vệ môi trường, thực hiện mô hình sản xuất và tiêu dùng nhằm giảm phát thải cacbon, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
Cụ thể: Tổ chức 03 lớp tập huấn năm 2025. Các năm tiếp theo tổ chức 3 lớp tập huấn/ năm. Tổng số lớp tập huấn dự kiến trong giai đoạn 2021 2025: 15 lớp.
- Tổ chức diễn tập kỹ năng phòng chống thiên tai: Xây dựng kế hoạch tổ chức diễn tập ứng phó thiên tai theo phương án được phê duyệt. Thời gian thực hiện: tháng 6 - 7 hàng năm.
III. CHUẨN BỊ ĐẦY ĐỦ VẬT TƯ, PHƯƠNG TIỆN, TRANG THIẾT BỊ, NHU YẾU PHẨM CẦN THIẾT CHO HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI
Căn cứ phương án ứng phó thiên tai của địa phương hàng năm được phê duyệt. UBND xã giao các bộ phận tham mưu rà soát lực lượng, kiểm tra thống kê vật tư PCTT hiện có và xây dựng kế hoạch mua bổ sung, hợp đồng đầy đủ vật tư PCTT năm 2025 và tiếp tục thực hiện ở những năm tiếp theo. Bố trí các điểm dự trữ, đơn vị hợp đồng sẵn sàng huy động sử dụng khi có thiên tai xảy ra.
Cụ thể năm 2025:
1. Về nhân lực:
Giao Ban chỉ huy quân sự xã kết hợp với trưởng các khu phố tổ chức rà soát, lập danh sách lực lượng phòng chống thiên tai năm 2025( số liệu cụ thể):
- Xung kích hộ đê: 400 người
- Trật tự trị an: 20 người
- Tuần tra canh đê: 63 người
- Giao thông hỏa tốc: 14 người
- Cứu tải thương: 04 người
- Bảo nông: 14 người
- Lực lượng dự bị: 200 người
2. Về vật tƣ, phƣơng tiện, nhu yếu phẩm.
Chuẩn bị vật tư dự trữ và yêu cầu các công việc phục vụ công tác PCTT & TKCN Xã Xuân Tín năm 2025, cụ thể: giao cho công chức ĐC-XD-ĐT&MT kiểm tra, rà soát, đánh giá lại các chủng loại vật tư, tham mưu cho UBND Xã có kế hoạch mua sắm, bổ sung các chủng loại vật tư; Hợp đồng các phương tiện, vật tư, nhu yếu phẩm như: ( Thuyền, tre cây, bạt, rơm, gạo, mì tôm ...) phục vụ công tác PCTT&TKCN năm 2025 trên địa bàn (chi tiết theo Phụ lục 1 đính kèm).
- Thời gian: Hoàn thành trước ngày 31/05/2025.
3. Đề xuất nhu cầu:
Để đáp ứng nhu cầu về nguồn lực và xác định tiến độ hằng năm và 05 năm để thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai tại địa phương. UBND xã giao
bộ phận thường trực BCH PCTT, TKCN&PTDS xã trên cơ sở căn cứ phương án, kế hoạch phòng, chống thiên tai được phê duyệt, tình hình thiên tai, tình hình dự trữ vật tư, nguồn lực được phân bổ về địa phương và Căn cứ nội dung Quyết định số 20/2021/QĐ-TTg ngày 03/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục và quy định việc quản lý, sử dụng vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai để xác định nhu cầu cần hỗ trợ và tiến độ thực hiện hằng năm của kế hoạch. Trong đó cần lưu ý: đề xuất nhu cầu hỗ trợ trang thiết bị phục vụ chỉ đạo và đảm bảo an toàn tại hiện trường trong công tác PCTT và hỗ trợ vật tư chuyên dùng trong công tác PCTT.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phân công trách nhiệm và tổ chức thực hiện
a. Thành lập BCH PCTT, TKCN&PTDS Xã Xuân Tín năm 2025 với 31 đồng chí, trong đó có 11 trưởng đơn vị xóm, còn lại là cán bộ, công chức, cán bộ chuyên trách và trưởng các đoàn thể xã hội. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên BCH PCTT, TKCN&PTDS xã (có Quyết định và Thông báo phân công nhiệm vụ kèm theo). Thực hiện việc kiện toàn lại BCH PCTT, TKCN&PTDS xã ở những năm tiếp theo nếu có sự thay đổi về thành viên hoặc chức năng, nhiệm vụ của BCH PCTT.
Thành viên BCH PCTT, TKCN&PTDS xã theo dõi thường xuyên nắm chắc tình hình khu vực được phân công quản lý. Báo cáo kịp thời về BCH PCTT, TKCN&PTDS xã và báo cáo Ban chỉ đạo BCH PCTT, TKCN&PTDS huyện Thọ Xuân kịp thời khi có hiện tượng, hiểm họa hoặc thảm hoạ xảy ra trên địa bàn để đối phó được kịp thời hạn chế thiệt hại xảy ra do mưa bão gây ra.
- Phân công trực 24/24h khi có chỉ thị, công điện của cấp trên gửi xuống về phòng chống thiên tai.
b. Phân công các thành viên phụ trách các khu vực theo địa bàn thực tế của địa phương( theo phụ lục 2 đính kèm)
- Bưu điện: Chuẩn bị tốt công tác Thông tin kịp thời.
- Trạm Y tế: Chuẩn bị các phương tiện của ngành quy định đảm bảo ứng phó, cấp cứu trực 24/24giờ.
- Công chức TC - KT xã: tham mưu cho UBND xã bố trí kinh phí đáp ứng kịp thời khi có tình huống xấu xảy ra, đảm bảo cơ sở vật chất kịp thời.
- Các trường học: các Cơ quan, đơn vị, trường học đóng trên địa bàn xã chủ động kiểm tra các trang thiết bị, cơ sở vật chất của các đơn vị để có Thông báo kịp thời về BCH PCTT, TKCN&PTDS xã và huyện.
- Giao cho Ban chỉ huy quân sự xã tham mưu phối hợp với các đơn vị xóm rà soát lực lượng thành lập đội xung kích PCTT năm 2025 và thực hiện việc rà soát hàng năm. Đội xung kích từ 100 -120 người sẵn sàng phục vụ công tác PCTT khi có mưa lũ xảy ra, thực hiện việc tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, khi mưa bão đổ bộ vào địa bàn làm thiệt hại người và tài sản của nhân dân, phải huy động được ngay để ứng phó kịp thời.
- Công an xã: Chuẩn bị thật tốt, làm tốt công tác an ninh trên địa bàn, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của nhân dân, không để xảy ra mất khi có mưa bão trên địa bàn làm thiệt hại đến người và tài sản của nhân dân, thu thập các thông tin kịp thời để xử lý. Đảm bảo giao thông thông suốt.
- Lực lượng công an và dân quân phối kết hợp tuần tra bảo vệ ANTT và TTATXH trên địa bàn trong thời gian mưa bão. Bố trí lực lượng quân số đủ đảm bảo công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, cơ sở vật chất phải đáp ứng kịp thời khi có tình huống xảy ra trên địa bàn.
- Tất cả các Công chức được phân công phụ trách các lĩnh vực chủ động tham mưu cho UBND xã xây dựng kế hoạch của lĩnh vực mình về công tác PCTT, TKCN&PTDS, xây dựng phù hợp với thực tế của ngành mình, lĩnh vực mình khi có tình huống, thời tiết diễn biến xấu làm thiệt hại người và tài sản, huy động được ngay, lưu ý một số lĩnh vực khả năng cao bị ảnh hưởng thiên tai như: Nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, hoạt động thương mại, dịch vụ, giáo dục - y tế.
- Tiếp tục vận động các hộ gia đình nằm ở khu vực có nguy cơ ngập lụt cao bị ảnh hưởng nặng ra khỏi khu vực tiếp tục ổn định lại sản xuất.
- Xóm trưởng các đơn vị xóm thường xuyên nắm bắt tình hình tại đơn vị mình quản lý, nắm chắc khu vực, các hộ gia đình khi có sự cố xảy ra, chỉ đạo huy động lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, vật tư tại chỗ. Báo cáo tình hình kịp thời về BCH xã khi có thiên tai xảy ra.
2. Công tác đảm bảo:
a. Đảm bảo Thông tin liên lạc khi mưa bão, lũ xảy ra.
Các đơn vị báo cáo về UBND xã, BCH PCTT, TKCN&PTDS xã qua các bộ phận trực tiếp hoặc thông qua số điện thoại cá nhân:
- Bí thư Đảng ủy xã;
- PBT Đảng ủy CHủ tịch HĐND xã
- PBT Đảng ủy - Chủ tịch UBND xã;
- Phó Chủ tịch UBND xã;
- Công an xã: qua đồng chí Trưởng Công an xã;
- BCH Quân sự: qua đồng chí CHT quân sự xã;
- Văn phòng UBND xã: Trực tiếp Đồng chí Cường VP.
b. Đảm bảo cơ động:
- Mỗi một hộ gia đình ít nhất có 01 người tham gia cơ động có cuốc hoặc xẻng, xà beng và các phương tiện khác để tham gia ứng cứu kịp thời khi có tình huống xảy ra.
Trong những ngày mưa bão (không thuộc giờ hành chính) phân công các thành viên trực ban và thanh toán chế độ làm thêm giờ theo quy định.
3. Giám sát đánh giá:
Cần có kế hoạch giám sát và đánh giá quá trình và kết quả thực hiện kế hoạch này:
Nhóm đánh giá và giám sát có 5 ông, bà và nhiệm vụ của từng thành viên được phân công theo QĐ (Có QĐ kèm theo);
Kinh phí cho hoạt động giám sát đánh giá được trích từ quỹ PCTT;
Định kỳ mỗi tháng nhóm đánh giá, giám sát có trách nhiệm báo cáo kết quả đánh giá và tiến độ với Chủ tịch UBND xã và BCH PCTT, TKCN&PTDS xã.
4. Tổng kết báo cáo rút kinh nghiệm, cập nhật và chuẩn bị kế hoạch cho năm sau và những năm tiếp theo
Nêu ra được các bài học cần rút kinh nghiệm, những thông tin cần cập nhật, những hoạt động cần phải điều chỉnh
Biểu dương, khen thưởng, kỷ luật (nếu có); nhân rộng các điển hình tiên tiến, tham khảo chia sẻ thông tin với các xã bạn và cộng đồng.
Đề xuất kiến nghị với cấp có thẩm quyền giải quyết những việc còn tồn đọng trong công tác phòng, chống thiên tai.
Trên đây là kế hoạch Phòng, chống thiên tai,TKCN&PTDS năm 2025, của UBND Xã Xuân Tín. Chủ tịch UBND xã yêu cầu các ban, ngành, đoàn thể và toàn thể nhân dân thực hiện nghiêm túc kế hoạch này, để hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại về người và tài sản của nhà nước và của nhân dân do thiên tai gây ra, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị năm 2025 và những năm tiếp theo của địa phương./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
- BCH PCTT, TKCN&PTDS huyện (b/c); - BCH PCTT, TKCN&PTDS cụm Xuân Tín (b/c); - Thường trực Đảng ủy, HĐND Xã (b/c); - Các thành viên BCH PCTT, TKCN&PTDS Xã; - Lưu: VT, VP PCTT, TKCN&PTDS . |
Nguyễn Văn Đàn |
PHỤ LỤC 2: PHÂN CÔNG CHỈ ĐẠO CÁC ĐƠN VỊ XÓM
Khu theo dõi | Cán bộ theo dõi | Chức vụ | Ghi chú |
Trại Nu | Nguyễn Xuân Định | PCT UBND xã |
|
Đỗ Viết Quang | Công chức Địa chính |
| |
Trịnh Văn Nam | Xóm Trưởng Trại Nu |
| |
Phủ Lịch | Trịnh Thị Hằng | BT Đoàn TN xã |
|
Trịnh Đình Kiên | CT Hội ND |
| |
Trịnh Văn Hưng | Xóm Trưởng Phủ Lịch |
| |
Xóm 16 | Lê Văn Thuận | CHT BCHQS xã |
|
Nguyễn Văn Duyên | PCHT BCHQS xã |
| |
Lê Bá Mười | Xóm Trưởng xóm 16 |
| |
Xóm 17 | Phan Thanh Cường | Công chức VP-TK |
|
Nguyễn Ngọc Thủy | UBKT Đảng uỷ |
| |
Lê Văn Chân | Xóm Trưởng xóm 17 |
| |
Xóm Cồn | Trịnh Thị Nhung | Công chức Đ chính NN |
|
Trần Ngọc Phượng | CT Hội CCB |
| |
Đỗ Xuân Hợp | Xóm Trường xóm cồn |
| |
Xóm 18 | Trịnh Văn Thực | PCT UBND xã |
|
Lê Thị Nguyên | Công chức TP |
| |
Nguyễn Thế Hoàng | Phó Trưởng CA xã |
| |
Lê Công Sự | Xóm Trường xóm 18 |
| |
Xóm 20 | Lê Mạnh Tấn | Trưởng công an xã |
|
Trịnh Thị Hà | Công chức VH-XH |
| |
Lê Huy Tiến | Công an viên |
| |
Trần Danh Lân | Xóm Trường xóm 20 |
| |
Xóm 21 | Trịnh Duy Mạnh | PCT HĐND xã |
|
Bùi Văn Nghĩa | CB Khuyến nông |
| |
Hà Trọng Hưng | Xóm Trường xóm 21 |
| |
Xóm 24 | Trịnh Thị Hà | Công chức VH-XH |
|
Đinh Công Từ | PCT Hội CCB xã |
| |
Nguyễn Ngọc Tuấn | Xóm trưởng xóm 24 |
|
Xóm 26 | Nguyễn Thị Tiến | Công chức KT-NS xã |
|
Nguyễn Đình Cường | Công an Viên |
| |
Trịnh Duy Hoà | Xóm Trưởng xóm 26 |
| |
Xóm 27 | Trịnh Duy Thuận | GĐ HTX DV NN |
|
Hoàng Thị Thao | PCT hội PN xã |
| |
Nguyễn Văn Ba | Xóm trưởng xóm 27 |
|
PHỤ LỤC 1: VẬT TƢ PHỤC VỤ CÔNG TÁC PCTT&TKCN NĂM 2025
( Tính đến thời điểm ngày 07/05/2025)
TT |
Chủng loại vật tƣ |
ĐVT |
Hiện có | Cần bổ sung | Vật tƣ theo chỉ tiêu giao |
Nơi tập kết |
1 | Đất dự trữ | m3 | 0 | 350 | 350 | Tại K6+700 TSC và K1+200 HCC |
2 | Đá hộc |
m3 | 0 | 15 | 15 | Sân vận động UBND xã |
3 | Đá dăm, sỏi | m3 | 0 | 10 | 10 |
Sân vận động UBND xã |
4 | Cát | m3 | 0 | 15 | 15 | |
5 | Tre cây | Cây | 0 | 200 | 200 | Hợp đồng tại hộ |
6 | Cọc tre | Cái | 200 | 300 | 500 | Điếm canh đê |
7 | Rọ tre, Rọ thép | Cái | 20 | 80 | 100 | Điếm canh đê |
8 | Rơm, rạ | Kg | 0 | 1.000 | 1.000 | Hợp đồng tại hộ |
9 | Bao tải | Cái | 100 | 1.000 | 1.100 | Kho UBND xã mới |
10 | Phên liếp | m2 | 0 | 100 | 100 | Kho UBND xã mơi |
11 | Bạt | m2 | 100 | 1.000 | 1.100 | Kho UBND xã mới |
12 | Bó rồng | Con | 0 | 120 | 120 | Hợp đồng |
TT |
Chủng loại vật tƣ |
ĐVT |
Hiện có | Cần bổ sung | Vật tƣ theo chỉ tiêu giao |
Nơi tập kết |
13 | Thuyền, mảng | Cái | 0 | 30 | 30 | Hợp đồng |
14 | Vồ đóng cọc | Cái | 5 | 10 | 15 | Kho UBND xã mới |
15 | Dây buộc | Kg | 5 | 10 | 20 | Kho UBND xã mới |
16 | Đóm (bó 10 - 20cm) | Bó | 200 | 0 | 200 | Kho UBND xã mới |
17 | Thép 3 ly | Kg | 0 | 5 | 5 | Kho UBND xã mới |
18 | Phao cứu sinh | Cái | 5 | 0 | 5 | Kho UBND xã mới |
19 | Máy phát điện | Cái | 01 | 0 | 01 | UBND xã mới |
20 | Dây neo | m | 0 | 0 | 0 |
|
Tin cùng chuyên mục
-
Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự năm 2025 trên địa bàn Xã Xuân Tín
23/05/2025 09:51:47 -
Bài tuyên truyền kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5/1954 – 7/5/2025
07/05/2025 16:00:43 -
Tổng hợp luyện diễu binh chuẩn bị Đại lễ 30/4
11/04/2025 15:49:17 -
Lễ tiễn chân thanh niên lên đường nhập ngũ năm 2025
14/02/2025 14:37:14
Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự năm 2025 trên địa bàn Xã Xuân Tín
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
XÃ XUÂN TÍN | Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: 36 /KH - UBND |
Xuân Tín, ngày 07 tháng 5 năm 2025 |
KẾ HOẠCH
Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự năm 2025 trên địa bàn Xã Xuân Tín
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17/6/2020;
Căn cứ Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
Căn cứ Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Nghị định số: 02/2019/NĐ-CP ngày 02/1/2019 cảu Chỉnh Phủ về phòng thủ dân sự;
Căn cứ Quyết định số 1597/QĐ-UBND ngày 08/5/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Kế Hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 02/2019/NĐ-CP ngày 02/1/2019 của Chính phủ về phòng thủ dân sự;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BNNPTNT ngày 07/6/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông Xóm hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương;
Nhằm chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, Ban Chỉ huy PCTT, TKCN&PTDS Xã Xuân Tín xây dựng Kế hoạch Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2025 như sau:
A . MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Nhằm tuyên truyền, giáo dục, cung cấp kiến thức về phòng, chống thiên tai và tác động của nó đến an toàn tính mạng và tài sản của người dân trên địa bàn xã.
2. Xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thuộc địa bàn xã trong hoạt động phòng, chống thiên tai theo quy định của pháp luật.
3. Chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra. Đồng thời khắc phục khẩn trương, có hiệu quả sau thiên tai.
4. Quán triệt và thực hiện có hiệu quả phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ).
5. Nâng cao năng lực xử lý tình huống, sự cố, chỉ huy, điều hành tại chỗ để ứng phó thiên tai có hiệu quả.
6. Nâng cao năng lực nhận thức cộng đồng trong Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng để phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng, chống thiên tai của toàn dân trên địa bàn.
7. Cung cấp thông tin cho việc lồng ghép vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
B. NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH PHÕNG CHỐNG THIÊN TAI
I. GIỚI THIỆU TÌNH HÌNH CHUNG VÀ NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN CỦA ĐỊA PHƢƠNG
1. Đặc điểm tự nhiên.
1.1. Vị trí địa lý
Xã Xuân Tín là một xã đồng bằng cách trung tâm huyện Thọ Xuân 5km về phía tây bắc. Diện tích tự nhiên 735,89 ha với dân số thường trú thực tế hơn 2.895 người.
Xã Xuân Tín có ranh giới hành chính tiếp giáp với các xã như sau:
+ Phía Đông giáp xã Phú Xuân;
+ Phía Tây giáp xã Thọ Lập;
+ Phía Nam giáp xã Xuân Hòa;
+ Phía Bắc giáp xã Xuân Lập;
1.2. Đặc điểm khí hậu, thời tiết
Khí hậu của Xã Xuân Tín nằm trong khu vực nhiệt đới, gió mùa. Nhưng ngoài những yếu tố chung, khí hậu ở đây vẫn còn những yếu tố khác biệt, đặc thù riêng.
* Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình năm là 23,50C. Mùa hè (từ tháng 5 - 9) nhiệt độ trung bình 270C, nhiệt độ cao tuyệt đối là 39,30C. Mùa đông (từ tháng 12 - 2) nhiệt độ trung bình 16 - 180C, nhiệt độ thấp tuyệt đối là 6,80C, Trung bình năm cao là 27,50C; Trung bình năm thấp 20,8oC.
- Tổng diện tích ôn bình quân hàng năm 8.500 - 8.600oC.
- Nhiệt độ trung bình ngày trong năm: 20 - 24 oC.
* Độ ẩm không khí bình quân năm 86%.
* Lượng mưa: Lượng mưa bình quân năm đạt 1.911 mm;
* Gió bão: Hàng năm Xã Xuân Tín chịu ảnh hưởng của hai loại gió mùa:
- Mùa đông: Gió mùa Đông Bắc thường rét, khô và hanh; xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau.
- Mùa hè: Có gió Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 8 mang hơi nước từ biển vào, thường có mưa.
Ngoài ra trong mùa này có gió Tây Nam (gió Lào) xuất hiện vào tháng 5 đến tháng 7 gây ra tình trạng nóng và khô hạn.
* Sương: Thường xuất hiện sương mù, số ngày có sương mù trong năm từ 21 - 26 ngày thường xuất hiện tập trung vào các tháng 10, 11, 12, có tác dụng tăng cường độ ẩm không khí và độ ẩm cho đất. Sương muối xuất hiện vào những năm rét nhiều vào tháng 1 và tháng 2 gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất.
1.3. Đặc điểm tình hình, địa mạo
Xã Xuân Tín thuộc vùng đồng bằng của huyện thuộc tả ngạn sông Chu và có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình 8-15m.
2. Đặc điểm về dân sinh, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng
2.1. Về dân cư
- Tổng số hộ: 1.362 hộ với 4.445 khẩu
- Số hộ nghèo: 14 hộ.
Xã có 11 đơn vị xóm và phân bổ dân cư như sau:
TT | Tên đơn vị xóm | Số hộ | Số khẩu | Số hộ nghèo |
1 | Xóm Trại Nu | 102 | 365 | 1 |
2 | Xóm Phủ Lịch | 109 | 410 | 1 |
3 | Xóm 16 | 126 | 419 | 1 |
4 | Xóm 17 | 103 | 338 | 1 |
5 | Xóm Cồn | 149 | 347 | 1 |
6 | Xóm 18 | 143 | 462 | 0 |
7 | Xóm 20 | 124 | 417 | 2 |
8 | Xóm 21 | 107 | 330 | 1 |
9 | Xóm 24 | 148 | 476 | 0 |
10 | Xóm 26 | 126 | 397 | 2 |
11 | Xóm 27 | 125 | 484 | 0 |
TỔNG: | 1.362 | 4.445 | 14 |
2.2. Kinh tế - Xã hội
- Kinh tế của Xã Xuân Tín thời gian qua có sự chuyển dịch đúng hướng, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Năm 2025 chỉ còn 14 hộ nghèo. Tỷ lệ nhà kiên cố ngày càng tăng lên, điều kiện sinh hoạt được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người năm 2024 đạt 68,5 triệu đồng.
- Đa số các hộ dân trên địa bàn xã tham gia sản xuất nông nghiệp với diện tích trồng lúa, màu 364 ha. Hoạt động kinh kế khác như nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi nhỏ lẻ chịu ảnh hưởng lớn bởi thiên tại, bên cạnh đó các hoạt động thương mại, dịch vụ và một vài ngành nghề khác cũng chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh.
2.3. Cơ sở hạ tầng
a) Trường học: Toàn xã có
- 1 trường mầm non
- Cấp I: 01 trường
- THCS: 01 trường
Các trường học được xây: 2 tầng và được đầu tư cơ sở vật chất khang trang đáp ứng nhu cầu dậy và học.
b) Y tế :
- Hiện có 01 trạm y tế được xây mới, có tổng số 6 cán bộ là y sỹ, y tá và nữ hộ sinh.
- Trang bị của trạm cơ bản đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân.
- Trạm luôn dự trữ đủ cơ số thuốc PCTT, thuốc khử trùng...
- Có 14 nhà VH - TDTT đơn vị xóm bán kiên cố, trụ sở UBND xã xây cao tầng.
c) Nhà ở dân cư
- Hiện nay xã không còn nhà tạm bợ,nhà dột nát.
- Tỷ lệ hộ gia đình có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ xây dựng đạt 92 %
d) Hệ thống Thông tin liên lạc
- Hệ thống loa truyền thanh xã đảm bảo phục vụ cho công tác thông tin tuyên truyền
- Hiện toàn xã có 01 điểm bưu điện văn hóa và Internet đã phủ tất cả các đơn vị xóm phố.
e) Hệ thống điện lưới
Hệ thống điện được quan tâm đầu tư, với 08 trạm biến áp trên tổng công suất
6.347 KVA/ngày và hệ thống 17,64 km đường dây hạ thế, cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng điện an toàn của nhân dân.Tuy nhiên do hệ thống đường dây hạ áp một số tuyến chiều dài vượt quá quy định của ngành điện, cột thấp, giây nhỏ, cũ cần được
cải tạo, nâng cấp đồng thời tốc độ phát triển kinh tế xã hội tăng nhanh, các khu dân cư mới được quy hoạch mở rộng, các khu sản xuất, các trung tâm thương mại phát triển nên nhu cầu sử dụng điện của nhân dân tăng nhanh cần phải đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
g) Hệ thống đường giao Thông, thủy lợi
- Trên địa bàn Xã Xuân Tín có hệ thống đường giao thông tương đối thuận lợi, có Tỉnh lộ 506B đi qua. Tổng số km đường giao thông trên địa bàn là 47,83 km
- Hệ thống thủy lợi của địa phương hàng năm được đầu tư xây dựng và nâng cấp sửa chữa, góp phần đảm bảo phục vụ tưới tiêu cho 364 ha diện tích lúa nước. Hệ thống kênh mương với tổng chiều dài là 18,407 km, trong đó được kiên cố hóa 15,767 km, chiếm tỷ lệ 85,6 %.
h) Hệ thống tiêu thoát nước: Trên địa bàn Xã Xuân Tín chưa có hệ thống xử lý nước thải riêng mà chủ yếu là hệ thống mương, nước tự chảy, được bố trí dọc 2 bên các tuyến đường khu dân cư và được kết nối với sông cầu chày và kênh tiêu Quang hoa. Rãnh thoát, mương tiêu đã bê tông hóa đạt 100%.
k) Hệ thống cung cấp nước sạch
Trên địa bàn xã hiện chưa có nhà máy cung cấp nước sạch. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch đạt 93,6% (Nước giếng khoan và máy lọc nước gia đình).
2.4. Công tác phòng, chống thiên tai trong thời gian qua
Xác định rõ công tác PCTT là một trong những công tác trọng tâm hàng đầu, vì vậy ngay từ đầu năm địa phương đã xây dựng kế hoạch PCTT,TKCN&PTDS với phương châm chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục nhanh chóng và hiệu quả nhằm giảm tới mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản. Với nguồn lực và nhân lực được thực hiện theo phương châm 4 tại chỗ.
2.4.1. Thành lập BCH PCTT, TKCN&PTDS Xã Xuân Tín: Căn cứ các quy định hiện hành, UBND Xã Xuân Tín đã thành lập BCH PCTT, TKCN&PTDS Xã Xuân Tín và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; Tiến hành kiện toàn lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai.
2.4.2. Chuẩn bị đầy đủ vật tư, nhân lực phục vụ công tác PCTT( Thực hiện Quyết định số: 2392/QĐ-UBND ngày 01/5/2025 của Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân về việc giao nhân lực, vật tư dự trữ phục vụ công tác PCTT & TKCN huyện Thọ Xuân năm 2025):
Tổ chức rà soát Lực lượng: Lực lượng canh đê, lực lượng xung kích, dự bị phục vụ công tác phòng chống thiên tai. Rà soát, thống kê các loại phương tiện, vật tư, trang thiết bị, nhu yếu phẩm cần thiết phục vụ phòng, chống thiên tai để xây dựng kế hoạch mua bổ sung đầy đủ các loại vật tư. Về nhân lực giao cho
BCH quân sự xã phối hợp với trưởng các khu phố rà soát, lập danh sách và theo dõi, quản lý. Tất cả các loại vật tư được tập kết đầy đủ tại kho vật tư.
2.4.3. Thông tin, truyền Thông về phòng, chống thiên tai
BCH PCTT, TKCN&PTDS xã phân công các thành viên trực 24/24 giờ khi có thiên tai xảy ra. Thường xuyên theo dõi diễn biến thiên tai, thời tiết để thông báo, tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh cho nhân dân biết chủ động phòng chống bảo đảm thông tin nhanh chóng kịp thời, chính xác, hiệu quả tới người dân thông qua việc: Tăng thời lượng khung, giờ phát sóng. Thường xuyên Theo dõi và kịp thời thông tin về diễn biến thiên tai, công tác chỉ đạo điều hành, chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Bám sát diễn biến thiên tai, nhanh chóng thông tin đến người dân góp phần giảm nhẹ rủi ro, hậu quả do thiên tai gây ra, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân. Có các bài viết/phát thanh/truyền hình tuyên truyền về công tác phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai.
2.4.4. Năng lực, nhận thức của cộng đồng trong phòng, chống thiên tai
Nhìn chung với những diễn biến ngày càng phức tạp của thiên tai đã ảnh hưởng trầm trọng đến phần lớn đời sống người dân trên địa bàn. Tuy nhiên cùng với sự quan tâm các cấp chính quyền trong công tác tổ chức triển khai thực hiện phòng chống giảm nhẹ tác động của thiên tai. Trong thời gian qua với ý thức cao của người dân cộng với công tác vận động của chính quyền được thực hiện thường xuyên trong công tác chủ động phòng chống thiên tai như: trồng cây chống sạt lở, chằng chống nhà cửa, chuyển đổi cây trồng... Tuy nhiên đó chỉ là những giải pháp tạm thời, mang tính chất tình thế, do đó về lâu dài cần có quy hoạch, kế hoạch nâng cấp các tuyến đường giao thông, công trình tiêu thoát lũ cùng những giải pháp khác để nâng cao nhận thức cộng đồng cũng như việc xây dựng quy chế trách nhiệm trong việc chủ động ở từng hộ gia đình trong phòng chống, giảm nhẹ thiên tai thiết thực, hiệu quả, bền vững.
Bên cạnh đó do nhận thức về rủi ro thiên tai của người dân khá khác nhau nhưng là do trình độ dân trí chưa đồng đều. Một bộ phận nhỏ người dân hiểu biết cơ bản về QLRRTT còn hạn chế, chưa thực hiện tốt các biện pháp phòng chống, giảm nhẹ thiên tai; chưa nhận rõ được tác động của BĐKH đối với địa phương và gia đình.
II. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP PHÕNG CHỐNG THIÊN TAI
1. Tổ chức Thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai.
Để nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng và nâng cao năng lực và xử lý tình huống, sự cố trong việc phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai của các cơ quan, đơn vị, chính quyền các cấp và người dân; UBND Xã Xuân Tín đã ban hành kế hoạch Truyền thông nâng cao
nhận thức về phòng, chống thiên tai - Chủ động thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021- 2025. Theo đó, kế hoạch đã đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, 100% người dân trên địa bàn được phổ biến kiến thức, tuyên truyền kỹ năng phòng, tránh, ứng phó thiên tai và chủ động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Các hình thức thông tin tuyên truyền: Thông tin qua hệ thống loa truyền thanh xã, thông qua các cuộc họp, hội nghị mở rộng. các cuộc họp ở khu dân cư, chi bộ; in cụm tranh cổ động, treo băng rôn, khẩu hiệu có chủ đề về hoạt động PCTT; tổ chức dàn dựng các tiểu phẩm, các chương trình văn nghệ quần chúng có chủ đề, nội dung về công tác PCTT để biểu diễn phục vụ nhân dân
Cụ thể: Phát thanh trên hệ thống loa truyền thanh vào khung giờ từ 6 giờ 15 phút 7 giờ sáng thứ 7 hàng tuần (3 lần/ buổi). qua cuộc họp mở rộng, chi bộ 1 tháng/ lần. Thực hiện treo băng rôn: 15 cái/ năm. Tổ chức tọa đàm, phát tờ rơi về hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng chống thiên tai: 3 cuộc. Tổ chức hội thi, diễn văn nghệ chủ đề về công tác phòng chống thiên tai huy động được toàn thể nhân dân trên địa bàn tham gia hoạt động (dự kiến 1 hội thi).
2. Xây dựng phƣơng án ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai và loại hình thiên tai cụ thể:
Căn cứ tình hình, diễn biến thiên tai tại địa phương, tình hình nhân lực, vật tư và trang thiết bị phục vụ phòng chống thiên tai, BCH PCTT, TKCN&PTDS xã đã tiến hành xây dựng phương án PCTT, TKCN&PTDS năm 2025 và ở những năm tiếp theo. Xây dựng phương án sơ tán dân cư phòng chống lụt bão cho vùng hạ du hồ Cửa Đạt. Xây dựng phương án diễn tập ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai và loại hình thiên tai cụ thể.
2.1. Phương án ứng phó thiên tai bao gồm một số nội dung chính sau đây:
a) Xây dựng phương án bảo vệ đê điều, các Công trình tiêu, thoát lũ (các cống qua đê, hệ thống kênh tiêu ) .
b) Xây dựng phương án và địa điểm sơ tán, bảo vệ người, tài sản, cho các hộ dân vùng nguy cơ cao.
c) Đảm bảo an ninh trật tự, giao thông.
d) Công tác thông tin liên lạc:
+ Lập danh sách các số điện thoại liên lạc khi có thiên tai hoặc tình huống khẩn cấp.
+ Phối hợp chỉ đạo, chỉ huy phòng tránh, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
+ Chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm cho hoạt động phòng, chống thiên tai (theo phương châm Bốn tại chỗ).
+ Tổ chức trực ban cập nhật thông tin diễn biến thiên tai.
2.2. Phương án ứng phó cho một số loại thiên tai cụ thể:
* Đối với lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất:
Sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không đảm bảo an toàn; trong tình huống thiên tai khẩn cấp.
a) Kiểm tra, đôn đốc việc chằng chống nhà cửa nơi công cộng và các hộ gia đình.
b) Chủ động thực hiện sơ tán tài sản vật nuôi đến nơi an toàn.
c) Giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm trên suối, khu vực và tuyến đường bị ngập sâu, khu vực có nguy cơ sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy và khu vực nguy hiểm khác.
d) Đảm bảo giao thông và thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai.
g) Thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng và địa điểm sơ tán.
h) Đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra thiên tai.
* Đối với hạn hán:
a) Điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ phù hợp với dự báo, cảnh báo và tình hình diễn biến hạn hán.
b) Dự trữ nước sinh hoạt vào mùa mưa lũ.
c) Nạo vét kênh mương, tu sửa kênh mương.
* Đối với rét hại:
- Triển khai chống rét.
- Tuyên truyền vận động các hộ hạn chế việc thả rông trâu bò.
- Làm thêm chuồng trại.
- Che chắn chuồng trại cho gia súc gia cầm.
- Chủ động chuẩn bị được nguồn thức ăn phục vụ cho vụ đông.
- Vào mùa đông, cần dự trữ rơm và các phụ phẩm nông nghiệp khác ngay sau khi thu hoạch.
- Tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin.
3. Tổ chức thƣờng trực, cập nhật Thông tin diễn biến thiên tai
- BCH PCTT, TKCN&PTDS xã phân công các thành viên trực 24/24 giờ khi có thiên tai xảy ra (có lịch trực cụ thể) . Thường xuyên theo dõi diễn biến thiên tai, thời tiết để thông báo cho dân biết chủ động phòng chống thiên tai.
- Phân công thành viên BCH PCTT, TKCN&PTDS xã phụ trách các đơn vị xóm chủ động theo dõi chặt chẽ diễn biến các đợt thiên tai, nắm bắt tình hình tại các đơn vị được phân công phụ trách và thực hiện chế độ báo cáo nghiêm túc theo đúng quy định; bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt.
- Thường trực BCH PCTT, TKCN&PTDS xã thường xuyên báo cáo tình hình về Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự huyện để nắm bắt tình hình địa phương và có hướng chỉ đạo tiếp theo.
4. Tổ chức kiểm tra, khảo sát, rà soát các khu vực nguy hiểm trên địa bàn quản lý.
- Tổ chức rà soát khu vực dân cư sinh sống dễ bị ngập lụt khi có mưa lớn xảy ra. Thống kê số hộ, nhân khẩu cần sơ tán khi xảy ra ngập lụt. Đánh giá mực độ ảnh hưởng theo các cấp độ thiên tai. Qua khảo sát trên địa bàn xã có 1 cụm dân cư nằm trải dài dọc theo đê sông Chu và bám sát chân đê. Trong đó có số hộ, khẩu ngoài đê gồm:
+ Tại Xóm 27 có 02 hộ, 06 khẩu nằm ngoài đê;
* Mức độ ảnh hưởng:
+ Mưa lớn dài ngày lũ xuất hiện ở mức độ cực hại quá khả năng chống đỡ của con người. Nước Sông chu dâng cao ở mức BĐ I, BĐ II làm toàn bộ 02 hộ nằm ngoài đê Sông Chu bị ngập lụt( nhà cửa, hoa màu của nhân dân).
+ Nước lũ dâng cao, rút chậm làm cho tường nhà của nhân dân bị ẩm mục, không còn độ kết dính, độ chắc, làm sập đổ nhà, gây thiệt hại về tài sản và tính mạng con người.
Ngoài ra, khi mưa lớn kéo dài hệ thống tiêu nước tại kênh tiêu quang hoa chậm dẫn đến việc ngập úng hoa màu tại các xứ đồng trũng( diện tích bị ảnh hưởng ước khoảng 35 ha) gây thiệt hại cho bà con nhân dân.
- Khi nước lũ lên BĐIII và lũ Max khu vực này nước có thể tràn đê và nước chảy sang phía đồng tại một số vị trí thấp, sung yếu làm uy hiếp ngập toàn bộ dân cư trên địa bàn. Trên địa bàn có: có 1.362 hộ, 4.445 khẩu bị ảnh hưởng cần sơ tán. 364 ha đất nông nghiệp bị ngập úng, vật nuôi bị ảnh hưởng, các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ cúng bị ảnh hưởng do mưa lũ.
5. Xác định hƣớng di chuyển và vị trí sơ tán dân tránh lũ.
Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương và kết quả khảo sát các vị trí khu vực nguy hiểm trên địa bàn, kết quả thống kê số lượng hộ dân nằm trong vùng nguy hiểm cần sơ tán để lựa chọn địa điểm từ đó xây dựng phương án sơ tán và
chuẩn bị sơ tán khi có yêu cầu. Dự kiến ngập và dân cư phải di tản, hướng di tản và địa điểm di tán đến, cụ thể như sau:
5.1. Khi nước lũ lên BĐI, Xã Xuân Tín sẽ ngập hết diện tích bãi sông và ngập số hộ dân 02 hộ ( 06 nhân khẩu); cụ thể:
- Xóm 27: có 02 hộ, 06 khẩu cần sơ tán
+ Hướng di chuyển: theo hướng nam do ông Nguyễn Xuân Định PCT UBND xã làm chỉ huy việc di chuyển.
+ Theo hướng đường: Lên đê Sông chu đến các nhà cao tầng trong xóm
+ Vị trí dân lên: Các hộ dân có nhà cao tầng kiên cố
5.2. Khi nước lũ lên BĐIII và lũ Max khu vực này nước có thể tràn đê và nước chảy sang phía đồng tại một số vị trí thấp, sung yếu làm uy hiếp ngập toàn bộ dân cư trên địa bàn.
Trên địa bàn có: có 1.362 hộ, 4.445 khẩu cần sơ tán
- Xóm Trại Nu
Số hộ sơ tán = 102 hộ; Số người sơ tán = 365 người.
Hướng di chuyển dân theo trục chính xóm Trại Nu lên đồi Nhà cô dài 700m
- Xóm Phủ Lịch
Số hộ sơ tán =. 109 hộ; Số người sơ tán = 410 người.
Hướng di chuyển dân theo trục chính xóm Phủ Lịch lên đồi Tàu voi và đồi Cồn phạm dài 600-800m
- Xóm 16
Số hộ sơ tán = 126 hộ; Số người sơ tán = 419 người.
Hướng di chuyển dân : Di Chuyển nhân dân theo hướng trục chính đường xóm 16 đi lên đồi Trại Màu cách 600-800 m
- Xóm 17
Số hộ sơ tán = 103 hộ; Số người sơ tán = 338 người.
Hướng di chuyển dân : Di Chuyển nhân dân theo hướng trục chính đường xóm 16 đi lên đồi Trại Màu cách 600-800 m
- Xóm Xóm Cồn
Số hộ sơ tán = 149 hộ; Số người sơ tán = 347 người.
Hướng di chuyển dân : Di Chuyển nhân dân theo hướng trục chính đường xóm Cồn đi lên đồi Trại Màu cách 1000-1500 m
- Xóm 18
Số hộ sơ tán = 143 hộ; Số người sơ tán = 462 người.
Hướng di chuyển dân : Di Chuyển nhân dân theo hướng trục chính đường xóm 18 đi lên đê sông chu và lên Tầng 2 nhà Trường Tiểu Học cách 500-600 m
- Xóm 20
Số hộ sơ tán = 124 hộ; Số người sơ tán = 417 người.
Hướng di chuyển dân : Di Chuyển nhân dân theo hướng trục chính đường xóm 20 đi lên đê Sông Chu và nhà 2 tầng Trường THCS cách 300-400 m
- Xóm 21
Số hộ sơ tán = 107 hộ; Số người sơ tán = 330 người.
Hướng di chuyển dân : Di Chuyển nhân dân theo hướng trục chính đường xóm 21 đi lên đê Sông Chu và nhà 2 tầng Trường THCS cách 300-400 m
- Xóm 24
Số hộ sơ tán = 148 hộ; Số người sơ tán = 476 người.
Hướng di chuyển dân : Di Chuyển nhân dân theo hướng trục chính đường xóm Cồn đi lên đê Sông Chu và nhà 2 tầng Trường Mầm non cách 500-600 m, các nhà cao tầng trong xóm.
- Xóm 26
Số hộ sơ tán = 126 hộ; Số người sơ tán = 397 người.
Hướng di chuyển dân : Di Chuyển nhân dân theo hướng trục chính đường xóm Cồn đi lên đi lên đê Sông Chu và nhà 2 tầng Trường Tiểu học cách 600-700 m, các nhà cao tầng trong xóm.
- Xóm 27
Số hộ sơ tán = 125 hộ; Số người sơ tán = 484 người.
Hướng di chuyển dân : Di Chuyển nhân dân theo hướng trục chính đường xóm Cồn đi lên đi lên đê Sông Chu và nhà 2 tầng Trường Mầm non cách 600-700 m, các nhà cao tầng trong xóm
- Thuỷ cơ
Số hộ sơ tán = 56 hộ; Số người sơ tán = 156 người. Hướng di chuyển dân: Dọc bờ đê Sông Chu
* Tất cả các khu phố trên do ông Nguyễn Xuân Định PCT UBND xã và Ông Trịnh Văn Thực PCT UBND xã tổng chỉ huy việc di chuyển. Riêng xóm thuỷ cơ do Ông Nguyễn Văn Hùng phụ trách hướng dẫn nhân dân sơ tán
6. Tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập kỹ năng phòng, chống thiên tai.
- Tập huấn: Tổ chức các lớp tập huấn phổ biến kiến thức, kỹ năng ứng phó với thiên tai, phổ biến tài liệu tới người dân và cộng đồng; tin cảnh báo, bản tin hướng dẫn kỹ năng phòng, chống thiên tai tại địa bàn quản lý nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng để phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; Các cơ sở, doanh nghiệp, hộ dân trên địa bàn được tập huấn, tiếp nhận thông tin, thay đổi nhận thức, tư duy trong bảo vệ môi trường, thực hiện mô hình sản xuất và tiêu dùng nhằm giảm phát thải cacbon, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
Cụ thể: Tổ chức 03 lớp tập huấn năm 2025. Các năm tiếp theo tổ chức 3 lớp tập huấn/ năm. Tổng số lớp tập huấn dự kiến trong giai đoạn 2021 2025: 15 lớp.
- Tổ chức diễn tập kỹ năng phòng chống thiên tai: Xây dựng kế hoạch tổ chức diễn tập ứng phó thiên tai theo phương án được phê duyệt. Thời gian thực hiện: tháng 6 - 7 hàng năm.
III. CHUẨN BỊ ĐẦY ĐỦ VẬT TƯ, PHƯƠNG TIỆN, TRANG THIẾT BỊ, NHU YẾU PHẨM CẦN THIẾT CHO HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI
Căn cứ phương án ứng phó thiên tai của địa phương hàng năm được phê duyệt. UBND xã giao các bộ phận tham mưu rà soát lực lượng, kiểm tra thống kê vật tư PCTT hiện có và xây dựng kế hoạch mua bổ sung, hợp đồng đầy đủ vật tư PCTT năm 2025 và tiếp tục thực hiện ở những năm tiếp theo. Bố trí các điểm dự trữ, đơn vị hợp đồng sẵn sàng huy động sử dụng khi có thiên tai xảy ra.
Cụ thể năm 2025:
1. Về nhân lực:
Giao Ban chỉ huy quân sự xã kết hợp với trưởng các khu phố tổ chức rà soát, lập danh sách lực lượng phòng chống thiên tai năm 2025( số liệu cụ thể):
- Xung kích hộ đê: 400 người
- Trật tự trị an: 20 người
- Tuần tra canh đê: 63 người
- Giao thông hỏa tốc: 14 người
- Cứu tải thương: 04 người
- Bảo nông: 14 người
- Lực lượng dự bị: 200 người
2. Về vật tƣ, phƣơng tiện, nhu yếu phẩm.
Chuẩn bị vật tư dự trữ và yêu cầu các công việc phục vụ công tác PCTT & TKCN Xã Xuân Tín năm 2025, cụ thể: giao cho công chức ĐC-XD-ĐT&MT kiểm tra, rà soát, đánh giá lại các chủng loại vật tư, tham mưu cho UBND Xã có kế hoạch mua sắm, bổ sung các chủng loại vật tư; Hợp đồng các phương tiện, vật tư, nhu yếu phẩm như: ( Thuyền, tre cây, bạt, rơm, gạo, mì tôm ...) phục vụ công tác PCTT&TKCN năm 2025 trên địa bàn (chi tiết theo Phụ lục 1 đính kèm).
- Thời gian: Hoàn thành trước ngày 31/05/2025.
3. Đề xuất nhu cầu:
Để đáp ứng nhu cầu về nguồn lực và xác định tiến độ hằng năm và 05 năm để thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai tại địa phương. UBND xã giao
bộ phận thường trực BCH PCTT, TKCN&PTDS xã trên cơ sở căn cứ phương án, kế hoạch phòng, chống thiên tai được phê duyệt, tình hình thiên tai, tình hình dự trữ vật tư, nguồn lực được phân bổ về địa phương và Căn cứ nội dung Quyết định số 20/2021/QĐ-TTg ngày 03/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục và quy định việc quản lý, sử dụng vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai để xác định nhu cầu cần hỗ trợ và tiến độ thực hiện hằng năm của kế hoạch. Trong đó cần lưu ý: đề xuất nhu cầu hỗ trợ trang thiết bị phục vụ chỉ đạo và đảm bảo an toàn tại hiện trường trong công tác PCTT và hỗ trợ vật tư chuyên dùng trong công tác PCTT.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phân công trách nhiệm và tổ chức thực hiện
a. Thành lập BCH PCTT, TKCN&PTDS Xã Xuân Tín năm 2025 với 31 đồng chí, trong đó có 11 trưởng đơn vị xóm, còn lại là cán bộ, công chức, cán bộ chuyên trách và trưởng các đoàn thể xã hội. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên BCH PCTT, TKCN&PTDS xã (có Quyết định và Thông báo phân công nhiệm vụ kèm theo). Thực hiện việc kiện toàn lại BCH PCTT, TKCN&PTDS xã ở những năm tiếp theo nếu có sự thay đổi về thành viên hoặc chức năng, nhiệm vụ của BCH PCTT.
Thành viên BCH PCTT, TKCN&PTDS xã theo dõi thường xuyên nắm chắc tình hình khu vực được phân công quản lý. Báo cáo kịp thời về BCH PCTT, TKCN&PTDS xã và báo cáo Ban chỉ đạo BCH PCTT, TKCN&PTDS huyện Thọ Xuân kịp thời khi có hiện tượng, hiểm họa hoặc thảm hoạ xảy ra trên địa bàn để đối phó được kịp thời hạn chế thiệt hại xảy ra do mưa bão gây ra.
- Phân công trực 24/24h khi có chỉ thị, công điện của cấp trên gửi xuống về phòng chống thiên tai.
b. Phân công các thành viên phụ trách các khu vực theo địa bàn thực tế của địa phương( theo phụ lục 2 đính kèm)
- Bưu điện: Chuẩn bị tốt công tác Thông tin kịp thời.
- Trạm Y tế: Chuẩn bị các phương tiện của ngành quy định đảm bảo ứng phó, cấp cứu trực 24/24giờ.
- Công chức TC - KT xã: tham mưu cho UBND xã bố trí kinh phí đáp ứng kịp thời khi có tình huống xấu xảy ra, đảm bảo cơ sở vật chất kịp thời.
- Các trường học: các Cơ quan, đơn vị, trường học đóng trên địa bàn xã chủ động kiểm tra các trang thiết bị, cơ sở vật chất của các đơn vị để có Thông báo kịp thời về BCH PCTT, TKCN&PTDS xã và huyện.
- Giao cho Ban chỉ huy quân sự xã tham mưu phối hợp với các đơn vị xóm rà soát lực lượng thành lập đội xung kích PCTT năm 2025 và thực hiện việc rà soát hàng năm. Đội xung kích từ 100 -120 người sẵn sàng phục vụ công tác PCTT khi có mưa lũ xảy ra, thực hiện việc tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, khi mưa bão đổ bộ vào địa bàn làm thiệt hại người và tài sản của nhân dân, phải huy động được ngay để ứng phó kịp thời.
- Công an xã: Chuẩn bị thật tốt, làm tốt công tác an ninh trên địa bàn, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của nhân dân, không để xảy ra mất khi có mưa bão trên địa bàn làm thiệt hại đến người và tài sản của nhân dân, thu thập các thông tin kịp thời để xử lý. Đảm bảo giao thông thông suốt.
- Lực lượng công an và dân quân phối kết hợp tuần tra bảo vệ ANTT và TTATXH trên địa bàn trong thời gian mưa bão. Bố trí lực lượng quân số đủ đảm bảo công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, cơ sở vật chất phải đáp ứng kịp thời khi có tình huống xảy ra trên địa bàn.
- Tất cả các Công chức được phân công phụ trách các lĩnh vực chủ động tham mưu cho UBND xã xây dựng kế hoạch của lĩnh vực mình về công tác PCTT, TKCN&PTDS, xây dựng phù hợp với thực tế của ngành mình, lĩnh vực mình khi có tình huống, thời tiết diễn biến xấu làm thiệt hại người và tài sản, huy động được ngay, lưu ý một số lĩnh vực khả năng cao bị ảnh hưởng thiên tai như: Nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, hoạt động thương mại, dịch vụ, giáo dục - y tế.
- Tiếp tục vận động các hộ gia đình nằm ở khu vực có nguy cơ ngập lụt cao bị ảnh hưởng nặng ra khỏi khu vực tiếp tục ổn định lại sản xuất.
- Xóm trưởng các đơn vị xóm thường xuyên nắm bắt tình hình tại đơn vị mình quản lý, nắm chắc khu vực, các hộ gia đình khi có sự cố xảy ra, chỉ đạo huy động lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, vật tư tại chỗ. Báo cáo tình hình kịp thời về BCH xã khi có thiên tai xảy ra.
2. Công tác đảm bảo:
a. Đảm bảo Thông tin liên lạc khi mưa bão, lũ xảy ra.
Các đơn vị báo cáo về UBND xã, BCH PCTT, TKCN&PTDS xã qua các bộ phận trực tiếp hoặc thông qua số điện thoại cá nhân:
- Bí thư Đảng ủy xã;
- PBT Đảng ủy CHủ tịch HĐND xã
- PBT Đảng ủy - Chủ tịch UBND xã;
- Phó Chủ tịch UBND xã;
- Công an xã: qua đồng chí Trưởng Công an xã;
- BCH Quân sự: qua đồng chí CHT quân sự xã;
- Văn phòng UBND xã: Trực tiếp Đồng chí Cường VP.
b. Đảm bảo cơ động:
- Mỗi một hộ gia đình ít nhất có 01 người tham gia cơ động có cuốc hoặc xẻng, xà beng và các phương tiện khác để tham gia ứng cứu kịp thời khi có tình huống xảy ra.
Trong những ngày mưa bão (không thuộc giờ hành chính) phân công các thành viên trực ban và thanh toán chế độ làm thêm giờ theo quy định.
3. Giám sát đánh giá:
Cần có kế hoạch giám sát và đánh giá quá trình và kết quả thực hiện kế hoạch này:
Nhóm đánh giá và giám sát có 5 ông, bà và nhiệm vụ của từng thành viên được phân công theo QĐ (Có QĐ kèm theo);
Kinh phí cho hoạt động giám sát đánh giá được trích từ quỹ PCTT;
Định kỳ mỗi tháng nhóm đánh giá, giám sát có trách nhiệm báo cáo kết quả đánh giá và tiến độ với Chủ tịch UBND xã và BCH PCTT, TKCN&PTDS xã.
4. Tổng kết báo cáo rút kinh nghiệm, cập nhật và chuẩn bị kế hoạch cho năm sau và những năm tiếp theo
Nêu ra được các bài học cần rút kinh nghiệm, những thông tin cần cập nhật, những hoạt động cần phải điều chỉnh
Biểu dương, khen thưởng, kỷ luật (nếu có); nhân rộng các điển hình tiên tiến, tham khảo chia sẻ thông tin với các xã bạn và cộng đồng.
Đề xuất kiến nghị với cấp có thẩm quyền giải quyết những việc còn tồn đọng trong công tác phòng, chống thiên tai.
Trên đây là kế hoạch Phòng, chống thiên tai,TKCN&PTDS năm 2025, của UBND Xã Xuân Tín. Chủ tịch UBND xã yêu cầu các ban, ngành, đoàn thể và toàn thể nhân dân thực hiện nghiêm túc kế hoạch này, để hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại về người và tài sản của nhà nước và của nhân dân do thiên tai gây ra, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị năm 2025 và những năm tiếp theo của địa phương./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
- BCH PCTT, TKCN&PTDS huyện (b/c); - BCH PCTT, TKCN&PTDS cụm Xuân Tín (b/c); - Thường trực Đảng ủy, HĐND Xã (b/c); - Các thành viên BCH PCTT, TKCN&PTDS Xã; - Lưu: VT, VP PCTT, TKCN&PTDS . |
Nguyễn Văn Đàn |
PHỤ LỤC 2: PHÂN CÔNG CHỈ ĐẠO CÁC ĐƠN VỊ XÓM
Khu theo dõi | Cán bộ theo dõi | Chức vụ | Ghi chú |
Trại Nu | Nguyễn Xuân Định | PCT UBND xã |
|
Đỗ Viết Quang | Công chức Địa chính |
| |
Trịnh Văn Nam | Xóm Trưởng Trại Nu |
| |
Phủ Lịch | Trịnh Thị Hằng | BT Đoàn TN xã |
|
Trịnh Đình Kiên | CT Hội ND |
| |
Trịnh Văn Hưng | Xóm Trưởng Phủ Lịch |
| |
Xóm 16 | Lê Văn Thuận | CHT BCHQS xã |
|
Nguyễn Văn Duyên | PCHT BCHQS xã |
| |
Lê Bá Mười | Xóm Trưởng xóm 16 |
| |
Xóm 17 | Phan Thanh Cường | Công chức VP-TK |
|
Nguyễn Ngọc Thủy | UBKT Đảng uỷ |
| |
Lê Văn Chân | Xóm Trưởng xóm 17 |
| |
Xóm Cồn | Trịnh Thị Nhung | Công chức Đ chính NN |
|
Trần Ngọc Phượng | CT Hội CCB |
| |
Đỗ Xuân Hợp | Xóm Trường xóm cồn |
| |
Xóm 18 | Trịnh Văn Thực | PCT UBND xã |
|
Lê Thị Nguyên | Công chức TP |
| |
Nguyễn Thế Hoàng | Phó Trưởng CA xã |
| |
Lê Công Sự | Xóm Trường xóm 18 |
| |
Xóm 20 | Lê Mạnh Tấn | Trưởng công an xã |
|
Trịnh Thị Hà | Công chức VH-XH |
| |
Lê Huy Tiến | Công an viên |
| |
Trần Danh Lân | Xóm Trường xóm 20 |
| |
Xóm 21 | Trịnh Duy Mạnh | PCT HĐND xã |
|
Bùi Văn Nghĩa | CB Khuyến nông |
| |
Hà Trọng Hưng | Xóm Trường xóm 21 |
| |
Xóm 24 | Trịnh Thị Hà | Công chức VH-XH |
|
Đinh Công Từ | PCT Hội CCB xã |
| |
Nguyễn Ngọc Tuấn | Xóm trưởng xóm 24 |
|
Xóm 26 | Nguyễn Thị Tiến | Công chức KT-NS xã |
|
Nguyễn Đình Cường | Công an Viên |
| |
Trịnh Duy Hoà | Xóm Trưởng xóm 26 |
| |
Xóm 27 | Trịnh Duy Thuận | GĐ HTX DV NN |
|
Hoàng Thị Thao | PCT hội PN xã |
| |
Nguyễn Văn Ba | Xóm trưởng xóm 27 |
|
PHỤ LỤC 1: VẬT TƢ PHỤC VỤ CÔNG TÁC PCTT&TKCN NĂM 2025
( Tính đến thời điểm ngày 07/05/2025)
TT |
Chủng loại vật tƣ |
ĐVT |
Hiện có | Cần bổ sung | Vật tƣ theo chỉ tiêu giao |
Nơi tập kết |
1 | Đất dự trữ | m3 | 0 | 350 | 350 | Tại K6+700 TSC và K1+200 HCC |
2 | Đá hộc |
m3 | 0 | 15 | 15 | Sân vận động UBND xã |
3 | Đá dăm, sỏi | m3 | 0 | 10 | 10 |
Sân vận động UBND xã |
4 | Cát | m3 | 0 | 15 | 15 | |
5 | Tre cây | Cây | 0 | 200 | 200 | Hợp đồng tại hộ |
6 | Cọc tre | Cái | 200 | 300 | 500 | Điếm canh đê |
7 | Rọ tre, Rọ thép | Cái | 20 | 80 | 100 | Điếm canh đê |
8 | Rơm, rạ | Kg | 0 | 1.000 | 1.000 | Hợp đồng tại hộ |
9 | Bao tải | Cái | 100 | 1.000 | 1.100 | Kho UBND xã mới |
10 | Phên liếp | m2 | 0 | 100 | 100 | Kho UBND xã mơi |
11 | Bạt | m2 | 100 | 1.000 | 1.100 | Kho UBND xã mới |
12 | Bó rồng | Con | 0 | 120 | 120 | Hợp đồng |
TT |
Chủng loại vật tƣ |
ĐVT |
Hiện có | Cần bổ sung | Vật tƣ theo chỉ tiêu giao |
Nơi tập kết |
13 | Thuyền, mảng | Cái | 0 | 30 | 30 | Hợp đồng |
14 | Vồ đóng cọc | Cái | 5 | 10 | 15 | Kho UBND xã mới |
15 | Dây buộc | Kg | 5 | 10 | 20 | Kho UBND xã mới |
16 | Đóm (bó 10 - 20cm) | Bó | 200 | 0 | 200 | Kho UBND xã mới |
17 | Thép 3 ly | Kg | 0 | 5 | 5 | Kho UBND xã mới |
18 | Phao cứu sinh | Cái | 5 | 0 | 5 | Kho UBND xã mới |
19 | Máy phát điện | Cái | 01 | 0 | 01 | UBND xã mới |
20 | Dây neo | m | 0 | 0 | 0 |
|

Tin khác
Tin nóng
Công khai giải quyết TTHC
SĐT: 0384132618
Email: haphuyen2010@gmail.com