Nhà thờ Nguyễn Đình di sản văn hóa cấp Tỉnh
Với kiểu kiến trúc đặc sắc mang đậm phong cách thời Nguyễn. Nhà thờ Nguyễn Đình là một trong những kiểu kiến trúc nhà cổ tiêu biểu nhất mà con cháu đời sau còn gìn giữ được
NHÀ THỜ NGUYỄN ĐÌNH DI TÍCH VĂN HÓA CẤP TỈNH
(Hình ảnh tổng quát nhà thờ góc nhìn từ phía trước)
I. Quá trình xây dựng và kiến trúc nghệ thuật của nhà thờ:
Nhà thờ được xây dựng và hoàn thành năm Tự Đức thứ 15 (1862) với diện tích rộng 63m2. do cụ Nguyễn qúy Công Tên Húy là Thanh, Tên tự là Đình Kiên, Sắc phong sỹ lang, chật chính Cửu phẩm là hậu duệ đời thứ 9 của dòng họ và con trai thứ hai của Cụ tên húy là Xyến tên tự là Đình Long. Đỗ tú tài năm Tự Đức thứ 14. Đỗ cử nhân năm Tự Đức thứ 21 (1868) xung chức Hiệu bộ tỉnh Hà Tỉnh, sau tăng giám lâm (thường gọi là Quan Giám), Sắc phong hàn lâm điển tịch tại gia, Hàn Lâm, tu soạn cùng xây dựng.
Cụ Đình Kiên sinh năm Kỷ Tỵ đời Gia Long thứ 8 (1809) tại thôn đông xã Xuân áng Tổng Phổ Lộng huyện Đa Phúc tỉnh Bắc Ninh. Bố mất sớm khi cụ mới 7 tuổi, cụ và em trai tên là Đình Tương theo mẹ về quê ngoại xã An Trung, Tổng Phú Hà, huyện Thị Nguyên, phủ Thiệu Hóa tỉnh Thanh Hóa.
Đến đời Duy Tân triều Nguyễn mới cắt nhập vào huyện Lôi Dương phủ Thọ Xuân. Mẹ con lúc đó nghèo túng, cuộc sống khó khăn nhưng cụ quyết tâm học thành tài. Năm Minh Mệnh thứ 16 (1836) được bổ nhiệm thông lại phủ Thiệu Hóa. Năm thứ 17 đổi về thông lại phủ Thọ Xuân. Năm Tự Đức thứ 8 (1855) xung bổ đề lại ở Thọ Xuân (thường gọi là Cụ Đề). Năm Tự Đức thứ 14 (1861) được cấp sắc văn. Năm Tự Đức thứ 15 được nghỉ hưu và xây dựng nhà Thờ.
- Nhà Thờ là nơi thờ tự từ cụ Tổ đời thứ nhất là Tướng Quân Trung Hưng công thần Nguyễn Văn Dinh tự là Phúc Thành cụ có công trong việc trung hưng nhà Lê.
Đến nay nhà Thờ còn giữ được cấu Trúc trạm khắc theo phong cánh thời Nguyễn, đồ thờ tế tự được mua sắm khi nhà Thờ mới xây xong nay vẩn còn giữ được tương đối nguyên vẹn.
(Hình ảnh nghệ thuật đặc sắc trong kiến trúc nhà thờ Nguyễn Đình)
- Đề tài trang trí trong kiến trúc của ngôi nhà được phân bổ trên các cấu kiện của bộ khung gỗ trên các đấu, trụ, bẩy, đầu kẻ, sà nách, sà thượng, sà hạ, khâu đầu, con gường, lá dong ván lá V.V..
- Các đề tài ở đây như: Rồng trong mây, hoa lá cách điệu gồm: Tùng, Trúc, Cúc, Mai được trạm lộng, trạm bong đã tạo nên các hình khối mềm mại uyển triển, làm tăng thêm sự xinh động của ngôi nhà. Các mảng trạm khắc này lấy hình tượng rồng làm chủ đạo, còn hoa văn, vân mây, hoa lá V.V... được xử dụng làm nền trang trí cho các mảng trạm khắc, các văn hoa hình chữ thọ, tứ quý hình rồng, mây cách điệu, không chỉ là nơi để các hiệp thợ thể hiện tài năng, trình độ gửi gắm, ý tưởng, thẩm mỹ mà nó còn phản ánh tâm tư ước vọng của các cư dân nông nghiệp xưa về cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Nhìn chung di tích Nhà Thợ họ Nguyễn Đình, tuy kiến trúc không to lớn, đồ sộ nhưng kết cấu kiến trúc và các đề tài trang trí ở đây khá đặc sắc, tiêu biểu và phong phú. Các mảng trạm khắc được thể hiện trong bộ khung gỗ của ngôi nhà khá dày đặc, đặc biệt là ở phần hiên trước đã tạo nên được sự thoáng đạt uyển triển mềm mại của một thức công trình.
(Kiến trúc đặc sắc nổi bật bên trong nhà thờ)
Trên cơ sở giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị Văn hóa của địa phương. Theo tinh thần Luật di sản văn hóa ngày 01 tháng 2 năm 2013. Họ Nguyễn đình Và UBND xã Xuân Tín đã viết đơn và Tờ trình đề nghị xếp hạng di tích 19/3/2013. UBND huyện Thọ Xuân đã có Công văn số 27/TTr UBND đề nghị các cơ quan chuyên môn của tỉnh Thanh Hóa nghiên cứu khảo sát di tích nhà thờ họ Nguyễn Đình để đề nghị xếp hạng di tích.
Năm 2013 Ban quản lý di tích và danh thắng Thanh Hóa đã nghiên cứu khảo sát thực địa tại di tích. Trên cơ sở những tài liệu, hiện vật, đất đai. Di tích nhà thờ họ Nguyễn Đình có đầy đủ tiêu trí theo quy định của Luật di sản văn hóa để lập hồ sơ xếp hạng di tích.
Với những giá trị lịch sử văn hóa khoa học di tích nhà thờ họ Nguyễn Đình đã được UBND tỉnh xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật từ ngày 12/11/2013 do Phó chủ tịch UBND tỉnh Vương Văn Việt đã ký. Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.
Mặc dù trải qua nhiều biến cố thăng trần của lịch sử, sự đắp đổi bởi thời gian, di tích nhà thờ họ Nguyễn Đình là một trong số ít các di tích còn lại trên đất thanh, giữ được tương đối nguyên vẹn về kiến trúc nghệ thuật cũng như các hiện vật có liên quan đến di tích như: Gia Phả, đồ thờ, Sắc phong cùng với ý thức gìn giữ, tôn vinh hướng về cội nguồn của con cháu dòng tộc Nguyễn Đình cũng như nhân dân địa phương, đặc biệt là sự quan tâm của các cấp Chính quyền địa phương, nhà thờ họ Nguyễn Đình hiện đang tồn tại rất khang trang và bề thế.
Hiện nay nhân dân trong xã cùng với con cháu họ Nguyễn Đình đang từng bước sưu tầm những hiện vật trước đây còn lưu lạc trong nhân dân phục vụ cho việc nghiên cứu trong quá trình trùng tu tôn tạo lại nhà thờ.
Cùng với việc từng bước vận động tôn tạo lại di tích xã Xuân Tín đã thành lập Ban quản lý di tích nhà thờ họ Nguyễn Đình do ông Nguyễn Đình Lễ trực tiếp quản lý cùng với con cháu trong dòng họ đứng ra đảm trách bước đầu lo công việc trông nom vệ sinh, thờ cúng, Tế lễ ở nhà thờ. Nay di tích đã được xếp hạng, từng bước lập quy hoạch tôn tạo phát huy giá trị của di tích và thực hiện việc cắm mốc để bảo vệ di tích theo quy định của Luật di sản văn hóa.
II. Quá trình phát sinh, phát triển của dòng họ:
- Sơ tổ khảo tên tự là Phúc Thành tên húy là Nguyễn Văn Dinh kỵ ngày 20 tháng 2 âm lịch.
- Sơ tổ Phi hiệu từ nhân kỵ chưa rõ.
- Ông nguyên quán tỉnh Bắc Ninh, chấn kinh bắc phủ Thuận An - huyện Siêu Tang xã đồng xá thôn Uy Nghi ( nay là thôn Đồng Xá, xã Đại Đồng huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên).
- Ông lấy nghề đúc làm Danh.
- Năm 1533 ông mang vợ con giữ nghề theo Chiêu Huân Công Nguyễn Kiêm khởi nghĩa ở tỉnh Thanh Hóa - Phủ An Trường (nay là xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân), chế tạo binh khí làm vốn quốc dụng ông sống ở huyện Lôi Dương xã An Trung làng Trung Vực (nay là xã Xuân Tín huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa).
- Sơ tổ khảo sinh được 2 người con trai:
Con trưởng húy là Ny tên tự là Phúc Hiền,
Con trai thứ hai húy là để tên tự là Phúc Huyên.
Mộ phần sơ Tổ khảo, sơ tổ Phi và con trưởng Phúc Hiền và vợ không được rõ. Người con thứ hai là Phúc Huyên (chánh Nghị) di cư sang Thọ Vực 3 ở.
Người anh Phúc Hiền mất sớm, con còn nhỏ tên là Phúc Thọ ông mang về nuôi trở thành Chi Thọ Vực 2 (xã Vĩnh Ninh huyện Vĩnh Lộc ngày nay).
Từ đây 2 cành cùng phát triển.
Năm 2008 đại diện các Chi đã họp tại nhà thờ họ thôn Thọ Vực xã Vĩnh Ninh huyện Vĩnh Lộc thống nhất các Chi trong họ được xếp theo thứ tự sau:
- Cành 1: Ông Phúc Hiền phát triển thành 4 Chi là:
Chi 1: Ông Phúc Khải đời thứ 6 con cả ông Thịnh ở Thọ Vực 2 xã Vĩnh Ninh.
Chi 2: Ông Phúc Lương đời thứ 6 con thứ 2 ông Thịnh đi Bắc Ninh, đến đời thứ 8 trở lại Thanh Hóa Chi ở Xuân Tín Thọ Xuân.
Chi 3: ông Phúc Tri đời thứ 6 con thứ 3 ông Thịnh di cư về hồ nam xã Vĩnh Khang huyện Vĩnh Lộc.
Chi 4: Ông Phúc Thành con thứ 3 ông Phúc Lý di cư đi Quý Lộc huyện Yên Định.
- Cành 2: Ông Phúc Huyên phát triển thành 5 Chi là:
Chi 1: Ông Phúc Hiểu đời thứ 5 con cả ông Bảo đi Xuân Độ xã Quảng Phú huyện Quãng Xương.
Chi 2: Ông Phúc áng đời thứ 7 con cả ông Phấn ở Thọ Vực 3 xã Vĩnh Ninh huyện Vĩnh Lộc.
Chi 3: Ông Phúc Đột đời thứ 7 con thứ 2 ông Phấn ở Hồ nam xã Vĩnh Khang huyện Vĩnh Lộc.
Chi 4: Ông Phúc Chí đời thứ 7 con thứ 3 ông Phấn ở Quang biểu xã Vĩnh Hòa huyện Vĩnh Lộc.
Chi 5: Ông Phúc Nạp đời thứ 7 con thứ 4 ông Phấn ở Lợi Chấp xã Vĩnh Hòa huyện Vĩnh Lộc.
Kể từ khi sơ tổ khảo Phúc Thành vào Thanh Hóa lập nghiệp đến nay đã 481 năm (1533 - 2014) Hậu duệ của cụ tính đến năm 2008 đã thống kê được 1500 đinh, con cháu đời nào cũng có người noi theo trí lớn của cụ là:
"Hun đúc chí cao dòng tỉnh Bắc.
Vun trồng cây đúc họ quê Thanh"
Thời Lê Trung Hưng
- Đời thứ 2: có cụ Phúc Huyên (thường gọi là cụ Chánh Nghị). Người tinh thông chữ hán, cụ vừa dạy học, vừa làm thuốc đông y.
- Đời thứ 4: có cụ Phúc Độ là một Thầy thuốc đông y giỏi bậc nhất lúc bấy giờ được nhà Vua phong là Quốc Y Công.
Thời Triều Nguyễn
- Đời thứ 7: có cụ Phúc Áng là học sỹ vừa làm thuốc đông y vừa dạy học.
- Đời thứ 8: có cụ Phúc Trường đỗ cử nhân khoa giáp thân ( 1824) làm Quan đến chức bố chánh rồi quyền Tổng đốc tỉnh Nam Định sau đó về Triều Đình Huế nhận chức hộ lý thương trường. Sau 43 năm làm Quan dưới 3 đời Vua cụ nghỉ hưu với sắc phong Hàn quang lộc tự khanh chánh tam phẩm Triều đình ( tương đương với Bộ trưởng ngày nay).
- Đời thứ 9: Có cụ Phúc Thạc tự Hữu Thọ đỗ cử nhân năm Ất Mùi (1895) được phong làm Tri huyện huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An. Ông đỗ cử nhân loại ưu và là con trai thứ 5 của ông Quang Lộc, là cháu nội của ông học sỹ Phúc áng, nên được hội đồng giám khaỏ tặng 2 chữ "thế khoa" nghĩa là:
Đời đời đỗ đạt
- Đời thứ 10: Có cụ Phúc Huyên tự Đình Long đỗ cử nhân năm Tự Đức thứ 21 (1868) xung chức hiệu bộ tỉnh Hà Tỉnh sau tăng giám lâm (thường gọi là Quan Giám) sắc phong hàn lâm điển tịch.
- Đời thứ 10: Có cụ Phúc ẩm làm Quan Võ phong chức sức đội vệ tinh binh được Vua ban thưởng câu đối:
" Tôi trung, con hiếu, cương thường giữ mãi.
Ơn nước phúc nhà năm tháng vẩn còn)
Từ sau Cách mạng tháng 8 - 1945 đến nay:
Hậu duệ của cụ sơ tổ khảo Phúc Thành phát triển ngày càng đông, tiếp thu được chuyền thống từ đấng thủy tổ cho đến các bậc tiền bối, dòng họ ta đã làm nên những sự nghiệp để lại cho thế hệ ngày nay và mai sau bài học về trí lớn lập nghiệp, ý trí kiên cường, bền bỷ lao động và học tập. Làm nên sự nghiệp thành danh mag vẩn sổng giản dị, hiền từ, độ lượng và thanh liêm.
Hôn nay nhân buổi lễ mừng nhà thờ họ Nguyễn Đình tại xã Xuân Tín huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa. Được UBND tỉnh Thanh Hóa cấp bằng công nhận là nhà thờ có kiến trúc nghệ thuật là di sản văn hóa trung của cả tỉnh. Con cháu hậu duệ dòng họ xin kính dâng đức thủy tổ và các bậc tiền nhân một cây đại thụ nhiều hoa thơm và quả ngọt, cụ thể như sau:
Theo thống kê tộc Phả họ đến ngày 5/4/2008 họ ta có 1500 người con trai còn đang sống từ đời thứ 11 đến đời thứ 18 trong đó:
- Cành 1: Có 631 người
- Cành 2: Có 869 người
Trình độ chuyên môn có: 165 người từ sơ cấp đến đại học đã và đang làm việc trong các cơ quan nhà nước chiếm tỷ lệ 11% tổng số đinh.
Trong đó: Sơ cấp có 26 người
Trung cấp có 31 người
Cao đẳng có 29 người
Đại học có 75 người
Tiến sỹ có 4 người
Toàn họ có 2 Bà Mẹ việt nam Anh hùng, có 37 liệt sỹ.
Có 13 người là sỹ quan cấp Tá trong Quân đội và Công an (trong đó có 3 Đại tá Công an và 1 Đại tá Quân đội).
Có 40 Giáo viên từ Tiểu học đến Đại học (trong đó có 2 nhà Giáo Ưu tú, 2 Giáo sư Tiến sỹ khoa học, 2 Phó Giáo sư Tiến sỹ).
Tóm lại Thủy tổ họ ta là Công thần thời đầu Lê Trung Hưng đã mở mang tạo nghiệp từ xưa, các vị tổ sau ở các Chi vun đắp, thật đúng nguồn nước đã sâu lại càng sâu hơn. Do đó mà dòng cháy mênh mông xa tiết, cây đại thụ gần 500 năm họ ta sâu gốc, bền dễ, cành lá sum xuê nhiều hoa thơm quả ngọt, đó là lẽ tự nhiên không thể khác được.
Là con cháu biết cày ruộng đọc sách, biết tư duy sáng tạo trong nhiều lĩnh vực nghề nghiệp là vốn chuyền thống của Gia tộc, giữ lòng trung tín đó là cái nguồn chuyền đời kế tiếp.
Là con cháu lấy đức hiếu thảo, hòa thuận làm đầu cho mọi mục tiêu, càng ngày càng đôn hậu để không thẹn với di huấn của tổ tiên. Đó là điều phúc đức lâu dài.
Người cố gắng phấn đấu, đời đời nối dõi kế thừa, người giầu có đụng đến tiền tài phải nghỉ ngay đến việc nghĩa, làm nền tảng mở mang phúc ấm cho tương lai.
Người nghèo thì tùy phận ăn hiền ở lành, người đi học hay làm ruộng, làm công nhân viên chức đều phải chăm chỉ đi sâu vào nghiệp vụ.
Người hiền tài có danh vọng càng phải làm rạng rỡ công lao sự nghiệp đời trước đó là cao chuyền, kế tục càng lâu đời nổi bật để không thẹn với khuôn phép mẫu mực sáng ngời của tổ tiên. Đó là điều vui mừng đáng được nghi lại cho muôn đời sau.
Gần 500 năm ông cha ta đã vượt qua bao nhiêu sóng gió, kiên trì, bền bỉ phấn đấu làm nên sự nghiệp.
Tổ tiên đặt nhiều huy vọng vào các thế hệ noi theo. Nay lớp lớp con cháu phải cố gắng thật nhiều để xứng đáng với cội nguồn dòng họ. Tiếp thu và phát huy lòng han học, khai hoa kết quả lớn hơn để thỏa vong linh của các bậc tiền bối.
Ngày làm Giỗ tổ, ngày họp việc họ là dịp rất tốt để con cháu thắt chặt tình cảm đoàn kết, để biết được cội nguồn, thăm hỏi sức khỏe, biết sự tiến bộ của anh em. Đó là ngày sinh hoạt văn hóa của dòng họ hàng năm không bao giờ thiếu được. Ai không tham dự sẽ cảm thấy thiệt hoài và hối tiếc cả năm.
Trong quá trình phát triển gần 500 năm trãi qua bao nhiêu biến thiên lịch sữ, bao nhiêu thăng trầm. Họ Nguyễn ta đã cùng với dân tộc không ngừng phát triển, không ngừng đấu tranh để sinh tồn và chiến thắng. Họ Nguyễn ta ở đời nào cũng có nhiều người cố gắng học tập, rèn luyện thành tài, thi đỗ làm quan làm cán bộ, chăm lo việc nước, nhiều người có học vị Giáo sư, Tiến sỹ khoa học, nhà Giáo ưu tú, Kỹ sư, Bác sỹ. V.v....Có người chuyên sâu nghiên cứu làm thuốc cứu người được Vua ban chức Quốc Y Công, chuyên lo chữa bệnh cho Vua, Chúa. Sống luôn rèn đức luyện tài, có người lấy chữ trung hiếu làm trọng, Chồng mất sớm mà vẫn giữ trọn thờ chồng nuôi con, có người chăm lo làm nghề nông mà vẫn nuôi con ăn học thành tài, có người dũng cảm hy sinh đánh giặc cứu nước là liệt sỹ, có mẹ được phong tặng Mẹ Việt nam Anh hùng, nhiều gia đình được nhà nước cấp bằng: "Tổ Quốc nghi công" nhiều người đi bộ đội, Công an được phong hàm cấp Tá. Tất cả đều được con cháu trong dòng họ trân trọng, là tấm gương sáng để mọi người noi theo, phấn đấu vươn lên. Đó là những trang truyền thống vàng son, đức độ sáng ngời, lòng ham học, trí thông minh và những tài năng cống hiến cho gia đình và xã hội, cho đất nước.
Tổ tiên ta đã trãi qua bao nhiêu năm khó khăn, sóng gió xây dựng cơ nghiệp, con cháu thế hệ sau phải rèn đức, luyện tài, vun đắp cho cơ nghiệp tổ tiên để lại ngày càng to lớn phồn vinh.
Nhà thờ Nguyễn Đình di sản văn hóa cấp Tỉnh
Với kiểu kiến trúc đặc sắc mang đậm phong cách thời Nguyễn. Nhà thờ Nguyễn Đình là một trong những kiểu kiến trúc nhà cổ tiêu biểu nhất mà con cháu đời sau còn gìn giữ được
NHÀ THỜ NGUYỄN ĐÌNH DI TÍCH VĂN HÓA CẤP TỈNH
(Hình ảnh tổng quát nhà thờ góc nhìn từ phía trước)
I. Quá trình xây dựng và kiến trúc nghệ thuật của nhà thờ:
Nhà thờ được xây dựng và hoàn thành năm Tự Đức thứ 15 (1862) với diện tích rộng 63m2. do cụ Nguyễn qúy Công Tên Húy là Thanh, Tên tự là Đình Kiên, Sắc phong sỹ lang, chật chính Cửu phẩm là hậu duệ đời thứ 9 của dòng họ và con trai thứ hai của Cụ tên húy là Xyến tên tự là Đình Long. Đỗ tú tài năm Tự Đức thứ 14. Đỗ cử nhân năm Tự Đức thứ 21 (1868) xung chức Hiệu bộ tỉnh Hà Tỉnh, sau tăng giám lâm (thường gọi là Quan Giám), Sắc phong hàn lâm điển tịch tại gia, Hàn Lâm, tu soạn cùng xây dựng.
Cụ Đình Kiên sinh năm Kỷ Tỵ đời Gia Long thứ 8 (1809) tại thôn đông xã Xuân áng Tổng Phổ Lộng huyện Đa Phúc tỉnh Bắc Ninh. Bố mất sớm khi cụ mới 7 tuổi, cụ và em trai tên là Đình Tương theo mẹ về quê ngoại xã An Trung, Tổng Phú Hà, huyện Thị Nguyên, phủ Thiệu Hóa tỉnh Thanh Hóa.
Đến đời Duy Tân triều Nguyễn mới cắt nhập vào huyện Lôi Dương phủ Thọ Xuân. Mẹ con lúc đó nghèo túng, cuộc sống khó khăn nhưng cụ quyết tâm học thành tài. Năm Minh Mệnh thứ 16 (1836) được bổ nhiệm thông lại phủ Thiệu Hóa. Năm thứ 17 đổi về thông lại phủ Thọ Xuân. Năm Tự Đức thứ 8 (1855) xung bổ đề lại ở Thọ Xuân (thường gọi là Cụ Đề). Năm Tự Đức thứ 14 (1861) được cấp sắc văn. Năm Tự Đức thứ 15 được nghỉ hưu và xây dựng nhà Thờ.
- Nhà Thờ là nơi thờ tự từ cụ Tổ đời thứ nhất là Tướng Quân Trung Hưng công thần Nguyễn Văn Dinh tự là Phúc Thành cụ có công trong việc trung hưng nhà Lê.
Đến nay nhà Thờ còn giữ được cấu Trúc trạm khắc theo phong cánh thời Nguyễn, đồ thờ tế tự được mua sắm khi nhà Thờ mới xây xong nay vẩn còn giữ được tương đối nguyên vẹn.
(Hình ảnh nghệ thuật đặc sắc trong kiến trúc nhà thờ Nguyễn Đình)
- Đề tài trang trí trong kiến trúc của ngôi nhà được phân bổ trên các cấu kiện của bộ khung gỗ trên các đấu, trụ, bẩy, đầu kẻ, sà nách, sà thượng, sà hạ, khâu đầu, con gường, lá dong ván lá V.V..
- Các đề tài ở đây như: Rồng trong mây, hoa lá cách điệu gồm: Tùng, Trúc, Cúc, Mai được trạm lộng, trạm bong đã tạo nên các hình khối mềm mại uyển triển, làm tăng thêm sự xinh động của ngôi nhà. Các mảng trạm khắc này lấy hình tượng rồng làm chủ đạo, còn hoa văn, vân mây, hoa lá V.V... được xử dụng làm nền trang trí cho các mảng trạm khắc, các văn hoa hình chữ thọ, tứ quý hình rồng, mây cách điệu, không chỉ là nơi để các hiệp thợ thể hiện tài năng, trình độ gửi gắm, ý tưởng, thẩm mỹ mà nó còn phản ánh tâm tư ước vọng của các cư dân nông nghiệp xưa về cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Nhìn chung di tích Nhà Thợ họ Nguyễn Đình, tuy kiến trúc không to lớn, đồ sộ nhưng kết cấu kiến trúc và các đề tài trang trí ở đây khá đặc sắc, tiêu biểu và phong phú. Các mảng trạm khắc được thể hiện trong bộ khung gỗ của ngôi nhà khá dày đặc, đặc biệt là ở phần hiên trước đã tạo nên được sự thoáng đạt uyển triển mềm mại của một thức công trình.
(Kiến trúc đặc sắc nổi bật bên trong nhà thờ)
Trên cơ sở giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị Văn hóa của địa phương. Theo tinh thần Luật di sản văn hóa ngày 01 tháng 2 năm 2013. Họ Nguyễn đình Và UBND xã Xuân Tín đã viết đơn và Tờ trình đề nghị xếp hạng di tích 19/3/2013. UBND huyện Thọ Xuân đã có Công văn số 27/TTr UBND đề nghị các cơ quan chuyên môn của tỉnh Thanh Hóa nghiên cứu khảo sát di tích nhà thờ họ Nguyễn Đình để đề nghị xếp hạng di tích.
Năm 2013 Ban quản lý di tích và danh thắng Thanh Hóa đã nghiên cứu khảo sát thực địa tại di tích. Trên cơ sở những tài liệu, hiện vật, đất đai. Di tích nhà thờ họ Nguyễn Đình có đầy đủ tiêu trí theo quy định của Luật di sản văn hóa để lập hồ sơ xếp hạng di tích.
Với những giá trị lịch sử văn hóa khoa học di tích nhà thờ họ Nguyễn Đình đã được UBND tỉnh xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật từ ngày 12/11/2013 do Phó chủ tịch UBND tỉnh Vương Văn Việt đã ký. Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.
Mặc dù trải qua nhiều biến cố thăng trần của lịch sử, sự đắp đổi bởi thời gian, di tích nhà thờ họ Nguyễn Đình là một trong số ít các di tích còn lại trên đất thanh, giữ được tương đối nguyên vẹn về kiến trúc nghệ thuật cũng như các hiện vật có liên quan đến di tích như: Gia Phả, đồ thờ, Sắc phong cùng với ý thức gìn giữ, tôn vinh hướng về cội nguồn của con cháu dòng tộc Nguyễn Đình cũng như nhân dân địa phương, đặc biệt là sự quan tâm của các cấp Chính quyền địa phương, nhà thờ họ Nguyễn Đình hiện đang tồn tại rất khang trang và bề thế.
Hiện nay nhân dân trong xã cùng với con cháu họ Nguyễn Đình đang từng bước sưu tầm những hiện vật trước đây còn lưu lạc trong nhân dân phục vụ cho việc nghiên cứu trong quá trình trùng tu tôn tạo lại nhà thờ.
Cùng với việc từng bước vận động tôn tạo lại di tích xã Xuân Tín đã thành lập Ban quản lý di tích nhà thờ họ Nguyễn Đình do ông Nguyễn Đình Lễ trực tiếp quản lý cùng với con cháu trong dòng họ đứng ra đảm trách bước đầu lo công việc trông nom vệ sinh, thờ cúng, Tế lễ ở nhà thờ. Nay di tích đã được xếp hạng, từng bước lập quy hoạch tôn tạo phát huy giá trị của di tích và thực hiện việc cắm mốc để bảo vệ di tích theo quy định của Luật di sản văn hóa.
II. Quá trình phát sinh, phát triển của dòng họ:
- Sơ tổ khảo tên tự là Phúc Thành tên húy là Nguyễn Văn Dinh kỵ ngày 20 tháng 2 âm lịch.
- Sơ tổ Phi hiệu từ nhân kỵ chưa rõ.
- Ông nguyên quán tỉnh Bắc Ninh, chấn kinh bắc phủ Thuận An - huyện Siêu Tang xã đồng xá thôn Uy Nghi ( nay là thôn Đồng Xá, xã Đại Đồng huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên).
- Ông lấy nghề đúc làm Danh.
- Năm 1533 ông mang vợ con giữ nghề theo Chiêu Huân Công Nguyễn Kiêm khởi nghĩa ở tỉnh Thanh Hóa - Phủ An Trường (nay là xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân), chế tạo binh khí làm vốn quốc dụng ông sống ở huyện Lôi Dương xã An Trung làng Trung Vực (nay là xã Xuân Tín huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa).
- Sơ tổ khảo sinh được 2 người con trai:
Con trưởng húy là Ny tên tự là Phúc Hiền,
Con trai thứ hai húy là để tên tự là Phúc Huyên.
Mộ phần sơ Tổ khảo, sơ tổ Phi và con trưởng Phúc Hiền và vợ không được rõ. Người con thứ hai là Phúc Huyên (chánh Nghị) di cư sang Thọ Vực 3 ở.
Người anh Phúc Hiền mất sớm, con còn nhỏ tên là Phúc Thọ ông mang về nuôi trở thành Chi Thọ Vực 2 (xã Vĩnh Ninh huyện Vĩnh Lộc ngày nay).
Từ đây 2 cành cùng phát triển.
Năm 2008 đại diện các Chi đã họp tại nhà thờ họ thôn Thọ Vực xã Vĩnh Ninh huyện Vĩnh Lộc thống nhất các Chi trong họ được xếp theo thứ tự sau:
- Cành 1: Ông Phúc Hiền phát triển thành 4 Chi là:
Chi 1: Ông Phúc Khải đời thứ 6 con cả ông Thịnh ở Thọ Vực 2 xã Vĩnh Ninh.
Chi 2: Ông Phúc Lương đời thứ 6 con thứ 2 ông Thịnh đi Bắc Ninh, đến đời thứ 8 trở lại Thanh Hóa Chi ở Xuân Tín Thọ Xuân.
Chi 3: ông Phúc Tri đời thứ 6 con thứ 3 ông Thịnh di cư về hồ nam xã Vĩnh Khang huyện Vĩnh Lộc.
Chi 4: Ông Phúc Thành con thứ 3 ông Phúc Lý di cư đi Quý Lộc huyện Yên Định.
- Cành 2: Ông Phúc Huyên phát triển thành 5 Chi là:
Chi 1: Ông Phúc Hiểu đời thứ 5 con cả ông Bảo đi Xuân Độ xã Quảng Phú huyện Quãng Xương.
Chi 2: Ông Phúc áng đời thứ 7 con cả ông Phấn ở Thọ Vực 3 xã Vĩnh Ninh huyện Vĩnh Lộc.
Chi 3: Ông Phúc Đột đời thứ 7 con thứ 2 ông Phấn ở Hồ nam xã Vĩnh Khang huyện Vĩnh Lộc.
Chi 4: Ông Phúc Chí đời thứ 7 con thứ 3 ông Phấn ở Quang biểu xã Vĩnh Hòa huyện Vĩnh Lộc.
Chi 5: Ông Phúc Nạp đời thứ 7 con thứ 4 ông Phấn ở Lợi Chấp xã Vĩnh Hòa huyện Vĩnh Lộc.
Kể từ khi sơ tổ khảo Phúc Thành vào Thanh Hóa lập nghiệp đến nay đã 481 năm (1533 - 2014) Hậu duệ của cụ tính đến năm 2008 đã thống kê được 1500 đinh, con cháu đời nào cũng có người noi theo trí lớn của cụ là:
"Hun đúc chí cao dòng tỉnh Bắc.
Vun trồng cây đúc họ quê Thanh"
Thời Lê Trung Hưng
- Đời thứ 2: có cụ Phúc Huyên (thường gọi là cụ Chánh Nghị). Người tinh thông chữ hán, cụ vừa dạy học, vừa làm thuốc đông y.
- Đời thứ 4: có cụ Phúc Độ là một Thầy thuốc đông y giỏi bậc nhất lúc bấy giờ được nhà Vua phong là Quốc Y Công.
Thời Triều Nguyễn
- Đời thứ 7: có cụ Phúc Áng là học sỹ vừa làm thuốc đông y vừa dạy học.
- Đời thứ 8: có cụ Phúc Trường đỗ cử nhân khoa giáp thân ( 1824) làm Quan đến chức bố chánh rồi quyền Tổng đốc tỉnh Nam Định sau đó về Triều Đình Huế nhận chức hộ lý thương trường. Sau 43 năm làm Quan dưới 3 đời Vua cụ nghỉ hưu với sắc phong Hàn quang lộc tự khanh chánh tam phẩm Triều đình ( tương đương với Bộ trưởng ngày nay).
- Đời thứ 9: Có cụ Phúc Thạc tự Hữu Thọ đỗ cử nhân năm Ất Mùi (1895) được phong làm Tri huyện huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An. Ông đỗ cử nhân loại ưu và là con trai thứ 5 của ông Quang Lộc, là cháu nội của ông học sỹ Phúc áng, nên được hội đồng giám khaỏ tặng 2 chữ "thế khoa" nghĩa là:
Đời đời đỗ đạt
- Đời thứ 10: Có cụ Phúc Huyên tự Đình Long đỗ cử nhân năm Tự Đức thứ 21 (1868) xung chức hiệu bộ tỉnh Hà Tỉnh sau tăng giám lâm (thường gọi là Quan Giám) sắc phong hàn lâm điển tịch.
- Đời thứ 10: Có cụ Phúc ẩm làm Quan Võ phong chức sức đội vệ tinh binh được Vua ban thưởng câu đối:
" Tôi trung, con hiếu, cương thường giữ mãi.
Ơn nước phúc nhà năm tháng vẩn còn)
Từ sau Cách mạng tháng 8 - 1945 đến nay:
Hậu duệ của cụ sơ tổ khảo Phúc Thành phát triển ngày càng đông, tiếp thu được chuyền thống từ đấng thủy tổ cho đến các bậc tiền bối, dòng họ ta đã làm nên những sự nghiệp để lại cho thế hệ ngày nay và mai sau bài học về trí lớn lập nghiệp, ý trí kiên cường, bền bỷ lao động và học tập. Làm nên sự nghiệp thành danh mag vẩn sổng giản dị, hiền từ, độ lượng và thanh liêm.
Hôn nay nhân buổi lễ mừng nhà thờ họ Nguyễn Đình tại xã Xuân Tín huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa. Được UBND tỉnh Thanh Hóa cấp bằng công nhận là nhà thờ có kiến trúc nghệ thuật là di sản văn hóa trung của cả tỉnh. Con cháu hậu duệ dòng họ xin kính dâng đức thủy tổ và các bậc tiền nhân một cây đại thụ nhiều hoa thơm và quả ngọt, cụ thể như sau:
Theo thống kê tộc Phả họ đến ngày 5/4/2008 họ ta có 1500 người con trai còn đang sống từ đời thứ 11 đến đời thứ 18 trong đó:
- Cành 1: Có 631 người
- Cành 2: Có 869 người
Trình độ chuyên môn có: 165 người từ sơ cấp đến đại học đã và đang làm việc trong các cơ quan nhà nước chiếm tỷ lệ 11% tổng số đinh.
Trong đó: Sơ cấp có 26 người
Trung cấp có 31 người
Cao đẳng có 29 người
Đại học có 75 người
Tiến sỹ có 4 người
Toàn họ có 2 Bà Mẹ việt nam Anh hùng, có 37 liệt sỹ.
Có 13 người là sỹ quan cấp Tá trong Quân đội và Công an (trong đó có 3 Đại tá Công an và 1 Đại tá Quân đội).
Có 40 Giáo viên từ Tiểu học đến Đại học (trong đó có 2 nhà Giáo Ưu tú, 2 Giáo sư Tiến sỹ khoa học, 2 Phó Giáo sư Tiến sỹ).
Tóm lại Thủy tổ họ ta là Công thần thời đầu Lê Trung Hưng đã mở mang tạo nghiệp từ xưa, các vị tổ sau ở các Chi vun đắp, thật đúng nguồn nước đã sâu lại càng sâu hơn. Do đó mà dòng cháy mênh mông xa tiết, cây đại thụ gần 500 năm họ ta sâu gốc, bền dễ, cành lá sum xuê nhiều hoa thơm quả ngọt, đó là lẽ tự nhiên không thể khác được.
Là con cháu biết cày ruộng đọc sách, biết tư duy sáng tạo trong nhiều lĩnh vực nghề nghiệp là vốn chuyền thống của Gia tộc, giữ lòng trung tín đó là cái nguồn chuyền đời kế tiếp.
Là con cháu lấy đức hiếu thảo, hòa thuận làm đầu cho mọi mục tiêu, càng ngày càng đôn hậu để không thẹn với di huấn của tổ tiên. Đó là điều phúc đức lâu dài.
Người cố gắng phấn đấu, đời đời nối dõi kế thừa, người giầu có đụng đến tiền tài phải nghỉ ngay đến việc nghĩa, làm nền tảng mở mang phúc ấm cho tương lai.
Người nghèo thì tùy phận ăn hiền ở lành, người đi học hay làm ruộng, làm công nhân viên chức đều phải chăm chỉ đi sâu vào nghiệp vụ.
Người hiền tài có danh vọng càng phải làm rạng rỡ công lao sự nghiệp đời trước đó là cao chuyền, kế tục càng lâu đời nổi bật để không thẹn với khuôn phép mẫu mực sáng ngời của tổ tiên. Đó là điều vui mừng đáng được nghi lại cho muôn đời sau.
Gần 500 năm ông cha ta đã vượt qua bao nhiêu sóng gió, kiên trì, bền bỉ phấn đấu làm nên sự nghiệp.
Tổ tiên đặt nhiều huy vọng vào các thế hệ noi theo. Nay lớp lớp con cháu phải cố gắng thật nhiều để xứng đáng với cội nguồn dòng họ. Tiếp thu và phát huy lòng han học, khai hoa kết quả lớn hơn để thỏa vong linh của các bậc tiền bối.
Ngày làm Giỗ tổ, ngày họp việc họ là dịp rất tốt để con cháu thắt chặt tình cảm đoàn kết, để biết được cội nguồn, thăm hỏi sức khỏe, biết sự tiến bộ của anh em. Đó là ngày sinh hoạt văn hóa của dòng họ hàng năm không bao giờ thiếu được. Ai không tham dự sẽ cảm thấy thiệt hoài và hối tiếc cả năm.
Trong quá trình phát triển gần 500 năm trãi qua bao nhiêu biến thiên lịch sữ, bao nhiêu thăng trầm. Họ Nguyễn ta đã cùng với dân tộc không ngừng phát triển, không ngừng đấu tranh để sinh tồn và chiến thắng. Họ Nguyễn ta ở đời nào cũng có nhiều người cố gắng học tập, rèn luyện thành tài, thi đỗ làm quan làm cán bộ, chăm lo việc nước, nhiều người có học vị Giáo sư, Tiến sỹ khoa học, nhà Giáo ưu tú, Kỹ sư, Bác sỹ. V.v....Có người chuyên sâu nghiên cứu làm thuốc cứu người được Vua ban chức Quốc Y Công, chuyên lo chữa bệnh cho Vua, Chúa. Sống luôn rèn đức luyện tài, có người lấy chữ trung hiếu làm trọng, Chồng mất sớm mà vẫn giữ trọn thờ chồng nuôi con, có người chăm lo làm nghề nông mà vẫn nuôi con ăn học thành tài, có người dũng cảm hy sinh đánh giặc cứu nước là liệt sỹ, có mẹ được phong tặng Mẹ Việt nam Anh hùng, nhiều gia đình được nhà nước cấp bằng: "Tổ Quốc nghi công" nhiều người đi bộ đội, Công an được phong hàm cấp Tá. Tất cả đều được con cháu trong dòng họ trân trọng, là tấm gương sáng để mọi người noi theo, phấn đấu vươn lên. Đó là những trang truyền thống vàng son, đức độ sáng ngời, lòng ham học, trí thông minh và những tài năng cống hiến cho gia đình và xã hội, cho đất nước.
Tổ tiên ta đã trãi qua bao nhiêu năm khó khăn, sóng gió xây dựng cơ nghiệp, con cháu thế hệ sau phải rèn đức, luyện tài, vun đắp cho cơ nghiệp tổ tiên để lại ngày càng to lớn phồn vinh.
Tin khác
Tin nóng
Công khai giải quyết TTHC
SĐT: 0384132618
Email: haphuyen2010@gmail.com