Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
86160

Tạo đột phá trong cải cách hành chính

Ngày 06/01/2025 11:12:19

Tạo đột phá trong cải cách hành chính

Chính quyền điện tử (CQĐT) là hoạt động của chính quyền dựa trên nền tảng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm tăng hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước để phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Với quyết tâm xây dựng nền hành chính hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Thanh Hóa đã và đang đẩy mạnh xây dựng CQĐT, tạo đột phá trong cải cách hành chính.

EmailPrinttwitter  facebook

Tạo đột phá trong cải cách hành chính

Bắt đầu từ cơ sở, việc xây dựng CQĐT đã được các địa phương quan tâm thực hiện. Quyết tâm đổi mới theo đúng chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh và TP Thanh Hóa, UBND phường Đông Hải đã đầu tư đầy đủ các trang thiết bị làm việc cho bộ phận “một cửa” như máy tính, máy in, máy scan, máy photocopy, điều hòa, ghế ngồi chờ cho tổ chức, công dân. Với việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT, 100% thủ tục hành chính (TTHC) đều được phường thực hiện trên phần mềm “một cửa” nên thời gian tiếp nhận hồ sơ và thời gian chờ giải quyết TTHC được rút ngắn. Phường cũng tích cực hướng dẫn người dân sử dụng điện thoại thông minh để nộp hồ sơ trực tuyến trên môi trường mạng. Để tạo thuận lợi cho công dân khi thực hiện các TTHC, bộ phận “một cửa” phường sử dụng các phương thức khai thác thông tin của công dân thay cho việc thu sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bằng giấy như trước.

Năm 2024 là năm thứ 3 liên tiếp TP Thanh Hóa đứng đầu trong 27 huyện, thị xã, thành phố về xếp hạng mức độ chuyển đổi số. Để có được kết quả này, thành phố đã phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các doanh nghiệp viễn thông tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thành phố, các phường, xã và 311 tổ công nghệ số cộng đồng. Cùng với đó, thành phố đã đầu tư hạ tầng CNTT đồng bộ, hiện đại, bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin, kết nối ổn định và thông suốt. Để 100% văn bản được ký số, thành phố thường xuyên rà soát các chức danh, vị trí công tác tại các đơn vị để cấp mới, cấp bổ sung chữ ký số chuyên dùng; thường xuyên rà soát danh sách, đảm bảo tất cả cán bộ, công chức, viên chức được cấp tài khoản thư công vụ của tỉnh để giải quyết công việc hằng ngày. Hiện nay, 100% văn bản và hồ sơ công việc được thực hiện trên môi trường mạng, giúp cho hoạt động của các cơ quan, đơn vị được công khai, minh bạch, nhanh chóng và tiết kiệm. Đặc biệt, để phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, bộ phận “một cửa” UBND thành phố và các phường, xã được đầu tư hệ thống thiết bị đầy đủ, cơ bản đáp ứng được nhu cầu giao dịch hằng ngày của công dân.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng CQĐT, huyện Nga Sơn tập trung đổi mới quy trình xử lý văn bản, hồ sơ công việc và giải quyết TTHC, từ làm việc trên giấy chuyển sang làm việc trên môi trường mạng. Phó Chánh Văn phòng HĐND, UBND huyện Nga Sơn Nguyễn Ngọc Hưng cho biết: “Để phát triển CQĐT, huyện đã xây dựng kế hoạch dài hạn và hằng năm, trong đó chú trọng ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng quản lý, điều hành và phục vụ Nhân dân. Hiện nay, hạ tầng CNTT tại các cơ quan Nhà nước được đầu tư, đáp ứng nhu cầu triển khai thực hiện nhiệm vụ. Tất cả cơ quan Nhà nước các cấp đều có mạng nội bộ kết nối Internet tốc độ cao và mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan đảng. Phần mềm theo dõi nhiệm vụ cấp huyện được triển khai đồng bộ trên địa bàn huyện và xã, thị trấn, góp phần nâng cao hiệu quả giám sát, đánh giá tiến độ giải quyết công việc của các địa phương”.

Để hiện thực hóa các mục tiêu đặt ra trong xây dựng CQĐT, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành rất nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành, tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm, như: Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong thực hiện nhiệm vụ; cải cách TTHC theo hướng công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian giải quyết; thúc đẩy sử dụng dịch vụ công trực tuyến; tích cực hoàn thành các mục tiêu về chuyển đổi số... UBND tỉnh cũng đã cụ thể hóa, đề ra nhiều giải pháp và giao trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện.

Với quyết tâm đổi mới phương thức làm việc, 100% cơ quan hành chính Nhà nước đã hoàn thành chuyển đổi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2015; 100% hồ sơ công việc của các cơ quan Nhà nước được thực hiện trên môi trường mạng với tỷ lệ ký số cơ quan đạt 98%, đảm bảo công khai, minh bạch, nhanh chóng. Việc trao đổi và xử lý văn bản liên thông trên môi trường mạng giữa các cơ quan khối đảng, chính quyền, đoàn thể được thực hiện ở cả 3 cấp trên nền tảng tích hợp dữ liệu của tỉnh. Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh đã được chuyển đổi sang địa chỉ IPv6, hiện đang cung cấp 1.980 TTHC, trong đó có 1.710 TTHC thực hiện trực tuyến một phần và trực tuyến toàn trình, giúp người dân, doanh nghiệp có thể giải quyết TTHC ở mọi lúc, mọi nơi. Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh cũng đã kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, giúp người dân khi thực hiện các dịch vụ công không phải khai báo lại thông tin cá nhân, thời gian thực hiện các dịch vụ công cũng nhanh chóng và thuận lợi hơn.

Việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT đã tạo bước đột phá mạnh mẽ trong giải quyết TTHC, góp phần quan trọng đưa tỉnh Thanh Hóa nằm trong tốp đầu cả nước về thực hiện một số nhiệm vụ được giao trong thực hiện Đề án 06 của Chính phủ. Nổi bật như Thanh Hóa là tỉnh đầu tiên trong cả nước triển khai dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính; là tỉnh có số lượng TTHC cung cấp dịch vụ công trực tuyến đứng đầu cả nước. Thanh Hóa là 1 trong 5 tỉnh đầu tiên của cả nước hoàn thành việc kết nối, chia sẻ dữ liệu từ Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh với phần mềm của Bộ Công an và phần mềm của Bộ Tư pháp để thực hiện hai nhóm dịch vụ công liên thông “khai sinh - khai tử”; là một trong 8 tỉnh đầu tiên trong cả nước thực hiện cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID và đứng đầu toàn quốc về tỷ lệ cấp bản điện tử, tỷ lệ khai thác sử dụng lại thông tin, dữ liệu số hóa.

Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ theo chỉ đạo của Chính phủ, các cấp, ngành tập trung khắc phục một số khó khăn, vướng mắc trong thực hiện nhằm tạo bước chuyển mạnh mẽ hơn nữa trong xây dựng CQĐT, hướng đến xây dựng chính quyền số.

Bài và ảnh: Tố Phương

  

Tạo đột phá trong cải cách hành chính

Đăng lúc: 06/01/2025 11:12:19 (GMT+7)

Tạo đột phá trong cải cách hành chính

Chính quyền điện tử (CQĐT) là hoạt động của chính quyền dựa trên nền tảng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm tăng hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước để phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Với quyết tâm xây dựng nền hành chính hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Thanh Hóa đã và đang đẩy mạnh xây dựng CQĐT, tạo đột phá trong cải cách hành chính.

EmailPrinttwitter  facebook

Tạo đột phá trong cải cách hành chính

Bắt đầu từ cơ sở, việc xây dựng CQĐT đã được các địa phương quan tâm thực hiện. Quyết tâm đổi mới theo đúng chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh và TP Thanh Hóa, UBND phường Đông Hải đã đầu tư đầy đủ các trang thiết bị làm việc cho bộ phận “một cửa” như máy tính, máy in, máy scan, máy photocopy, điều hòa, ghế ngồi chờ cho tổ chức, công dân. Với việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT, 100% thủ tục hành chính (TTHC) đều được phường thực hiện trên phần mềm “một cửa” nên thời gian tiếp nhận hồ sơ và thời gian chờ giải quyết TTHC được rút ngắn. Phường cũng tích cực hướng dẫn người dân sử dụng điện thoại thông minh để nộp hồ sơ trực tuyến trên môi trường mạng. Để tạo thuận lợi cho công dân khi thực hiện các TTHC, bộ phận “một cửa” phường sử dụng các phương thức khai thác thông tin của công dân thay cho việc thu sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bằng giấy như trước.

Năm 2024 là năm thứ 3 liên tiếp TP Thanh Hóa đứng đầu trong 27 huyện, thị xã, thành phố về xếp hạng mức độ chuyển đổi số. Để có được kết quả này, thành phố đã phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các doanh nghiệp viễn thông tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thành phố, các phường, xã và 311 tổ công nghệ số cộng đồng. Cùng với đó, thành phố đã đầu tư hạ tầng CNTT đồng bộ, hiện đại, bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin, kết nối ổn định và thông suốt. Để 100% văn bản được ký số, thành phố thường xuyên rà soát các chức danh, vị trí công tác tại các đơn vị để cấp mới, cấp bổ sung chữ ký số chuyên dùng; thường xuyên rà soát danh sách, đảm bảo tất cả cán bộ, công chức, viên chức được cấp tài khoản thư công vụ của tỉnh để giải quyết công việc hằng ngày. Hiện nay, 100% văn bản và hồ sơ công việc được thực hiện trên môi trường mạng, giúp cho hoạt động của các cơ quan, đơn vị được công khai, minh bạch, nhanh chóng và tiết kiệm. Đặc biệt, để phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, bộ phận “một cửa” UBND thành phố và các phường, xã được đầu tư hệ thống thiết bị đầy đủ, cơ bản đáp ứng được nhu cầu giao dịch hằng ngày của công dân.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng CQĐT, huyện Nga Sơn tập trung đổi mới quy trình xử lý văn bản, hồ sơ công việc và giải quyết TTHC, từ làm việc trên giấy chuyển sang làm việc trên môi trường mạng. Phó Chánh Văn phòng HĐND, UBND huyện Nga Sơn Nguyễn Ngọc Hưng cho biết: “Để phát triển CQĐT, huyện đã xây dựng kế hoạch dài hạn và hằng năm, trong đó chú trọng ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng quản lý, điều hành và phục vụ Nhân dân. Hiện nay, hạ tầng CNTT tại các cơ quan Nhà nước được đầu tư, đáp ứng nhu cầu triển khai thực hiện nhiệm vụ. Tất cả cơ quan Nhà nước các cấp đều có mạng nội bộ kết nối Internet tốc độ cao và mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan đảng. Phần mềm theo dõi nhiệm vụ cấp huyện được triển khai đồng bộ trên địa bàn huyện và xã, thị trấn, góp phần nâng cao hiệu quả giám sát, đánh giá tiến độ giải quyết công việc của các địa phương”.

Để hiện thực hóa các mục tiêu đặt ra trong xây dựng CQĐT, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành rất nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành, tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm, như: Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong thực hiện nhiệm vụ; cải cách TTHC theo hướng công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian giải quyết; thúc đẩy sử dụng dịch vụ công trực tuyến; tích cực hoàn thành các mục tiêu về chuyển đổi số... UBND tỉnh cũng đã cụ thể hóa, đề ra nhiều giải pháp và giao trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện.

Với quyết tâm đổi mới phương thức làm việc, 100% cơ quan hành chính Nhà nước đã hoàn thành chuyển đổi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2015; 100% hồ sơ công việc của các cơ quan Nhà nước được thực hiện trên môi trường mạng với tỷ lệ ký số cơ quan đạt 98%, đảm bảo công khai, minh bạch, nhanh chóng. Việc trao đổi và xử lý văn bản liên thông trên môi trường mạng giữa các cơ quan khối đảng, chính quyền, đoàn thể được thực hiện ở cả 3 cấp trên nền tảng tích hợp dữ liệu của tỉnh. Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh đã được chuyển đổi sang địa chỉ IPv6, hiện đang cung cấp 1.980 TTHC, trong đó có 1.710 TTHC thực hiện trực tuyến một phần và trực tuyến toàn trình, giúp người dân, doanh nghiệp có thể giải quyết TTHC ở mọi lúc, mọi nơi. Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh cũng đã kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, giúp người dân khi thực hiện các dịch vụ công không phải khai báo lại thông tin cá nhân, thời gian thực hiện các dịch vụ công cũng nhanh chóng và thuận lợi hơn.

Việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT đã tạo bước đột phá mạnh mẽ trong giải quyết TTHC, góp phần quan trọng đưa tỉnh Thanh Hóa nằm trong tốp đầu cả nước về thực hiện một số nhiệm vụ được giao trong thực hiện Đề án 06 của Chính phủ. Nổi bật như Thanh Hóa là tỉnh đầu tiên trong cả nước triển khai dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính; là tỉnh có số lượng TTHC cung cấp dịch vụ công trực tuyến đứng đầu cả nước. Thanh Hóa là 1 trong 5 tỉnh đầu tiên của cả nước hoàn thành việc kết nối, chia sẻ dữ liệu từ Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh với phần mềm của Bộ Công an và phần mềm của Bộ Tư pháp để thực hiện hai nhóm dịch vụ công liên thông “khai sinh - khai tử”; là một trong 8 tỉnh đầu tiên trong cả nước thực hiện cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID và đứng đầu toàn quốc về tỷ lệ cấp bản điện tử, tỷ lệ khai thác sử dụng lại thông tin, dữ liệu số hóa.

Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ theo chỉ đạo của Chính phủ, các cấp, ngành tập trung khắc phục một số khó khăn, vướng mắc trong thực hiện nhằm tạo bước chuyển mạnh mẽ hơn nữa trong xây dựng CQĐT, hướng đến xây dựng chính quyền số.

Bài và ảnh: Tố Phương

  
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai giải quyết TTHC

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Xã Xuân tín, Xóm 21, Xã Xuân Tín, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 0384132618
Email: haphuyen2010@gmail.com