Vị trí địa lý
Vị trí địa lý
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ XÃ XUÂN TÍN
Xã Xuân Tín nằm giữa hai con sông là sông Chu và sông Cầu Chày.
Sông Chu phát nguyên từ Sầm Nưa bên Lào ở độ cao 1.100m theo hướng Tây Bắc -Đông Nam, tới Mường Hinh - Nghệ An chuyển thành Tây - Đông, chảy qua các huyện Thường Xuân, Thọ Xuân, Thiệu Hóa rồi nhập vào sông Mã ở ngã ba Giàng về phía hữu ngạn, thuộc xã Thiệu Dương. Sông có chiều dài 325 km, qua Việt Nam dài 145 km, qua Thọ Xuân dài 30 km qua các xã Xuân Bái, Thọ Xương, Thsọ Lâm, Xuân Lam, Thọ Duyên, Thọ Hải, Xuân Hòa, Xuân Thiên, Thọ Minh, Thọ Lập, Xuân Tín, Phú Yên, Xuân Yên, Xuân Lai, Xuân Tân, Thọ Trường, Xuân Vinh, Hạnh Phúc, Xuân Trường, thị trấn Thọ Xuân, Thọ Nguyên, Xuân Khánh. Đoạn chảy qua Xuân Tín dài 1,5 km về phía Tả ngạn.
Sông Cầu Chày phát nguyên từ Ngọc Lặc chảy qua các huyện Ngọc Lặc, Thọ Xuân, Yên Định rồi nhập vào sông Mã ở xã Định Công về phía Hữu ngạn, cách làng Giàng 9 km về phía thượng lưu. Sông dài 87,5 km, chảy qua Xuân Tín dài 3 km về phía Bắc ( Hữu ngạn).
Nằm giữa và dọc theo hai con sông trên là một vùng dân cư đông đúc với bề dày lịch sử, thường gọi là vùng Tứ Yên, Ngũ Phúc. Tứ Yên là 4 làng Yên nằm dọc theo bờ Tả ngạn sông Chu: Yên Lược, Yên Trường, Yên Trung (thuộc xã Xuân Tín) và Yên Lãng. Ngũ Phúc là 5 làng Phúc nằm dọc theo hai bờ sông Cầu Chày: Phúc Bồi, Phúc Cương (thuộc Xuân Tín), Phúc Lâm (thuộc xã Quảng Phú), Phúc Tình (làng Quang Hoa thuộc xã Xuân Minh), Phúc Tỉnh (bên kia cầu Vàng, nay là xã Yên Thịnh).
Hai con sông đã tạo ra cảnh đẹp tự nhiên, cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân trong vùng, đó còn là con đường vận tải thủy rất thuận lợi. Người Xuân Tín thường dùng hai con sông đó để vận chuyển gỗ và luồng cùng các lâm sản khác phục vụ đời sống. Trên sông Chu còn có đò dọc chở hành khách Bái Thượng - Thanh Hóa. Người Xuân Tín muốn đi thị xã Thanh Hóa thì buổi chiều ra bến đò dọc, đi một đêm. Sáng hôm sau đã đến bến Ngự, có xe tay đưa vào thị xã.
Sông Cầu Chày còn là nguồn nước chủ yếu phục vụ sản xuất đối với dân các xã hai bên bờ. Từ ngày có đập Cầu Nha với trạm bơm Lò Nồi, nhân dân Xuân Tín và các xã lân cận đã chủ động tưới tiêu, đảm bảo 3 vụ ăn chắc. Nhờ đó, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Bên cạnh những mặt thuận lợi nói trên, hai con sông cũng gây ra nhiều tai họa cho dân cư trong vùng. Đó là nạn lụt hàng năm vào tháng 9 âm lịch, có năm đến tháng 10 còn lụt. Theo sách Thanh Hóa trong tay bạn của Nhà xuất bản Thanh Hóa, từ năm 1557 đến năm 1786 (229 năm) bị 10 lần lụt bão, 15 lần đói to gây chết nhiều người.
Trên tuyến đê sông Chu nhiều lần bị vỡ ở Thạc, Long Linh. Năm Đinh Tỵ (1857) lụt to vỡ đê ở xóm 27 làng Chỉ Tín. Năm Đinh Mão (1927) vỡ đê ở xóm Bia Súng, nay là xóm 21 xã Xuân Tín. Đê vỡ, nước sông đổ vào gây thành hồ sâu (gọi là hồ Sen) và tàn phá hoa mầu, gây ra nạn đói.
Trên tuyến sông Cầu Chày nhiều lần bị lụt vỡ Cống Đá ở làng Phúc Cương và cống Hưu ở làng Phú Xá, nước vào đồng gây mất mùa các năm 1938, 1940. Năm Tân Tỵ (1941) lụt to vỡ đê Cầu Nha gây mất mùa lớn. Năm Ất Dậu (1945) đói to trên diện rộng. Năm Giáp Ngọ (1954) lụt vỡ đê sông Cầu Chày gây nạn đói năm 1955, dân phải ăn sắn gạc nai thay cơm (sắn gạc nai là sắn của đồng bào miền núi phơi khô, gác gác bếp trông như cái gạc con Nai). Năm 1975 lụt sông Cầu Chày, nước vào Đồng Tiền bị con mương chắn ngang không tiêu được, nước tràn vào làng Chỉ Tín gây thiệt hại lớn.
Từ năm 1976 đến nay, một phần nhờ hệ thống đê được gia cố, mặt khác không có lụt lớn nên nhân dân Xuân Tín không bị nạn lụt lội hoành hành. Nếu công trình Cửa Đạt hoàn thành thì có thể khắc phục được nạn lụt do hai con sông trên gây ra và có thể khai thác mặt tích cực của hai con sông phục vụ tốt hơn cho nhân dân trong vùng đúng với nghĩa là Tứ Yên, Ngũ Phúc.
Vị trí địa lý
Vị trí địa lý
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ XÃ XUÂN TÍN
Xã Xuân Tín nằm giữa hai con sông là sông Chu và sông Cầu Chày.
Sông Chu phát nguyên từ Sầm Nưa bên Lào ở độ cao 1.100m theo hướng Tây Bắc -Đông Nam, tới Mường Hinh - Nghệ An chuyển thành Tây - Đông, chảy qua các huyện Thường Xuân, Thọ Xuân, Thiệu Hóa rồi nhập vào sông Mã ở ngã ba Giàng về phía hữu ngạn, thuộc xã Thiệu Dương. Sông có chiều dài 325 km, qua Việt Nam dài 145 km, qua Thọ Xuân dài 30 km qua các xã Xuân Bái, Thọ Xương, Thsọ Lâm, Xuân Lam, Thọ Duyên, Thọ Hải, Xuân Hòa, Xuân Thiên, Thọ Minh, Thọ Lập, Xuân Tín, Phú Yên, Xuân Yên, Xuân Lai, Xuân Tân, Thọ Trường, Xuân Vinh, Hạnh Phúc, Xuân Trường, thị trấn Thọ Xuân, Thọ Nguyên, Xuân Khánh. Đoạn chảy qua Xuân Tín dài 1,5 km về phía Tả ngạn.
Sông Cầu Chày phát nguyên từ Ngọc Lặc chảy qua các huyện Ngọc Lặc, Thọ Xuân, Yên Định rồi nhập vào sông Mã ở xã Định Công về phía Hữu ngạn, cách làng Giàng 9 km về phía thượng lưu. Sông dài 87,5 km, chảy qua Xuân Tín dài 3 km về phía Bắc ( Hữu ngạn).
Nằm giữa và dọc theo hai con sông trên là một vùng dân cư đông đúc với bề dày lịch sử, thường gọi là vùng Tứ Yên, Ngũ Phúc. Tứ Yên là 4 làng Yên nằm dọc theo bờ Tả ngạn sông Chu: Yên Lược, Yên Trường, Yên Trung (thuộc xã Xuân Tín) và Yên Lãng. Ngũ Phúc là 5 làng Phúc nằm dọc theo hai bờ sông Cầu Chày: Phúc Bồi, Phúc Cương (thuộc Xuân Tín), Phúc Lâm (thuộc xã Quảng Phú), Phúc Tình (làng Quang Hoa thuộc xã Xuân Minh), Phúc Tỉnh (bên kia cầu Vàng, nay là xã Yên Thịnh).
Hai con sông đã tạo ra cảnh đẹp tự nhiên, cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân trong vùng, đó còn là con đường vận tải thủy rất thuận lợi. Người Xuân Tín thường dùng hai con sông đó để vận chuyển gỗ và luồng cùng các lâm sản khác phục vụ đời sống. Trên sông Chu còn có đò dọc chở hành khách Bái Thượng - Thanh Hóa. Người Xuân Tín muốn đi thị xã Thanh Hóa thì buổi chiều ra bến đò dọc, đi một đêm. Sáng hôm sau đã đến bến Ngự, có xe tay đưa vào thị xã.
Sông Cầu Chày còn là nguồn nước chủ yếu phục vụ sản xuất đối với dân các xã hai bên bờ. Từ ngày có đập Cầu Nha với trạm bơm Lò Nồi, nhân dân Xuân Tín và các xã lân cận đã chủ động tưới tiêu, đảm bảo 3 vụ ăn chắc. Nhờ đó, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Bên cạnh những mặt thuận lợi nói trên, hai con sông cũng gây ra nhiều tai họa cho dân cư trong vùng. Đó là nạn lụt hàng năm vào tháng 9 âm lịch, có năm đến tháng 10 còn lụt. Theo sách Thanh Hóa trong tay bạn của Nhà xuất bản Thanh Hóa, từ năm 1557 đến năm 1786 (229 năm) bị 10 lần lụt bão, 15 lần đói to gây chết nhiều người.
Trên tuyến đê sông Chu nhiều lần bị vỡ ở Thạc, Long Linh. Năm Đinh Tỵ (1857) lụt to vỡ đê ở xóm 27 làng Chỉ Tín. Năm Đinh Mão (1927) vỡ đê ở xóm Bia Súng, nay là xóm 21 xã Xuân Tín. Đê vỡ, nước sông đổ vào gây thành hồ sâu (gọi là hồ Sen) và tàn phá hoa mầu, gây ra nạn đói.
Trên tuyến sông Cầu Chày nhiều lần bị lụt vỡ Cống Đá ở làng Phúc Cương và cống Hưu ở làng Phú Xá, nước vào đồng gây mất mùa các năm 1938, 1940. Năm Tân Tỵ (1941) lụt to vỡ đê Cầu Nha gây mất mùa lớn. Năm Ất Dậu (1945) đói to trên diện rộng. Năm Giáp Ngọ (1954) lụt vỡ đê sông Cầu Chày gây nạn đói năm 1955, dân phải ăn sắn gạc nai thay cơm (sắn gạc nai là sắn của đồng bào miền núi phơi khô, gác gác bếp trông như cái gạc con Nai). Năm 1975 lụt sông Cầu Chày, nước vào Đồng Tiền bị con mương chắn ngang không tiêu được, nước tràn vào làng Chỉ Tín gây thiệt hại lớn.
Từ năm 1976 đến nay, một phần nhờ hệ thống đê được gia cố, mặt khác không có lụt lớn nên nhân dân Xuân Tín không bị nạn lụt lội hoành hành. Nếu công trình Cửa Đạt hoàn thành thì có thể khắc phục được nạn lụt do hai con sông trên gây ra và có thể khai thác mặt tích cực của hai con sông phục vụ tốt hơn cho nhân dân trong vùng đúng với nghĩa là Tứ Yên, Ngũ Phúc.
Tin khác
Tin nóng
Công khai giải quyết TTHC
SĐT: 0384132618
Email: haphuyen2010@gmail.com